Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:
Câu A. CH3OH và NH3 Đáp án đúng
Câu B. CH3OH và CH3NH2
Câu C. CH3NH2 và NH3
Câu D. C2H3OH và N2
Chọn A.
- X và Y lần lượt là NH2CH2COOCH3 và CH2=CH–COONH4.
NaOH + NH2CH2COOCH3 → CH3CHO + NH2CH2COONa
NaOH + CH2=CH-COONH4 → H2O + NH3 + CH2=CH-COONa
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ với một lượng dư Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tới khi phản ứng hoàn toàn tạo thành m gam kết tủa Cu2O. Giá trị của m?
Nhận thấy glucozơ và fructozơ đều phản ứng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
⇒ nglucozơ + nfructozơ = nCu2O ⇒ nCu2O = 18: 180 = 0,1 mol ⇒ mCu2O = 14,4 gam.
Xenlulozo trinitrat được điều chế từ xenlulozo và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozo trinitrat, cần dựng dùng dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Tìm m?
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
nHNO3 = 3n[C6H7O2(ONO2)3]n = (3.29.7)/297 = 0,3 mol
Do hiệu suất chỉ đạt 90% nên mHNO3 = (0,3.63)/0.9 = 21kg
X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Câu A. Fe, Cu.
Câu B. Cu, Fe.
Câu C. Ag, Mg.
Câu D. Mg, Ag.
Có 4 kim loại riêng biệt là Na, Ca, Cu, Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.
Dùng H2O để phân thành 2 nhóm kim loại : Nhóm (1) gồm Na và Ca, nhóm (2) gồm Cu và Al. Sản phẩm là các dung dịch NaOH và Ca(OH)2.
Dùng CO2 nhận biết dung dịch Ca(OH)2, suy ra chất ban đầu là Ca. Kim loại còn lại ở nhóm (1) là Na.
Kim loại nào ở nhóm (2) tác dụng với dung dịch NaOH tạo bọt khí, kim loại đó là Al. Kim loại còn lại ở nhóm (2) là Cu.
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO → CO2 + Fe (1)
Fe3O4 + H2 → H2O + Fe (2)
CO2 + Mg → MgO + C (3)
Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?
Fe2O3 + 3CO t0→ 3CO2 + 2Fe (1) (Fe2O3 nhường oxi cho CO)
Fe3O4 + 4H2 t0→ 4H2O + 3Fe (2) (Fe3O4 nhường oxi cho H2)
CO2 + 2Mg t0→ 2MgO + C (3) (CO2 nhường oxi cho Mg)
Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet