Cho các chất sau: metan,etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?
Câu A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom
Câu B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac
Câu C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom Đáp án đúng
Câu D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemangalat
- Đáp án C
- Phương trình hóa học:
CH2=CH2 +Br2→CH2Br-CH2Br
CH3-C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CBr2-CBr2 –CH3
CH≡CH + 2Br2→CHBr2 -CHBr2
Câu A. 4,32 gam
Câu B. 1,44 gam
Câu C. 2,88 gam
Câu D. 2,16 gam
Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Coi khối lượng của nguyên tử tập trung trong hạt nhân. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử crom là bao nhiêu?
Thực tế coi nguyên tử là một quả cầu rỗng, khối lượng tập trung ở hạt nhân.
Thể tích hạt nhân là : V = 4/3 πr3= 3,76.10-39 (cm3)
Vậy khối lượng riêng của hạt nhân là :
D = m/V = (52.1,67.10-27)/(3,76.10-39 ) = 2,31.10-13 (kg/cm3)
a) Nhóm nguyên tố là gì?
b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?
c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?
d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?
e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?
a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và xếp thành một cột.
b) Bảng tuần hoàn có 18 cột.
c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A.
d) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B, gồm 10 cột.
e) Nhóm IA và IIA chứa nguyên tố s, nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He) chứa các nguyên tố p. Các nhóm từ IIIB đến IIB (theo chiều từ trái qua phải trong bảng tuần hoàn) chứa các nguyên tố d.
Cho 20,6 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 27,9 gam muối. Mặt khác, cho 20,6 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 25 gam muối. Xác định công thức của aminoaxit?
nHCl = nNH2= ( mmuối – mX)/ 36,5 = 0,2 mol
+) nNaOH = nCOOH = ( mmuối – mX)/ (23 – 1) = 0,2 mol
=> Số nhóm COOH bằng số nhóm NH2 trong X
Dựa trên 4 đáp án => X có 1 nhóm NH2 ; 1 nhóm COOH
=> nX = 0,2 mol = nHCl = nNaOH
=> MX = 103 gam ( H2N–C3H6–COOH)
Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là
nHCl = n-NH2 = nN = 0,3 mol
mO = mX – mC – mH – mN = 43,1 – 1,4. 12 – 2. 1,45. 1 – 0.3.14 = 19,2
⇒ n–COOH = 1/2. nO = 1/2. 19,2/16 = 0,6 mol
⇒ nNaOH pư = nH2O = 0,6 mol
mc/rắn = mX + mNaOH – mH2O = 43,1 + 0,7.40 – 0,6.18 = 60,3 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet