Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)? a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ. c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit. d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)?

a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột

b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.

c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit.

d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.


Đáp án:

A. S. Vì saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozo và 1 gốc fructozo còn tinh bột được cấu tạo từ nhiều gốc α- glucozo liên kết với nhau.

B. Đ.

C. S. Vì khi thủy phân đến cùng saccarozo thu được glucozo và fructozo còn khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozo chỉ thu được glucozo.

D. Đ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng


Đáp án:

Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là m(gam), khối lượng kim loại tham gia phản ứng là x(gam)

A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)

Theo (1):

1 mol A(khối lượng A gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207-A)gam

=> x gam A phản ứng → khối lượng tăng [(207-A).x] : A gam

%khối lượng tăng = {[(207-A).x] : A }: m x 100% = 19% (*)

A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)

1 mol A(khối lượng A gam) → 1 mol Cu(64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam

=> x gam A phản ứng → khối lượng giảm [(A - 64).x] : A gam

%khối lượng giảm = giảm {[(A - 64).x] : A }: m x 100% = 9,6 % (**)

Từ (*) và (**) => (207 - A):(A – 64 ) = 19 : 9,6 => A = 112 ( A là Cd)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất: Nước Gia-ven, khí sunfurơ, xà phòng, bột giặt. Có bao nhiêu chất làm sạch vết màu nhờ sự khử chất màu thành chất không màu?


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Tính giá trị V
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là :


Đáp án:
  • Câu A.

    4,48.  

  • Câu B.

    11,20.  

  • Câu C.

    22,40.

  • Câu D.

    5,60.

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường?


Đáp án:

Những biện pháp để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường:

a) Tăng nồng độ chất phản ứng.

b) Tăng nhiệt độ của phản ứng.

c) Giảm kích thước hạt (với phản ứng có chất rắn tham gia), tốc độ phản ứng tăng.

d) Cho thêm chất xúc tác với phản ứng cần chất xúc tác. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

 

Xem đáp án và giải thích
a) Khối lượng mol nguyên tử là gì ? b) Hãy cho biết mối quan hệ giữa nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử. Cho thí dụ cụ thể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Khối lượng mol nguyên tử là gì ?
b) Hãy cho biết mối quan hệ giữa nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử. Cho thí dụ cụ thể.



Đáp án:

a) Khối lượng mol nguyên tử (kí hiệu : ) là khối lượng tính cho 1 mol nguyên tử
Khối lượng mol nguyên tử được định nghĩa theo hệ thức sau đây :

Trong đó, n là số mol (lượng chất) có khối lượng là m (tính ra gam).
Từ hệ thức trên ta dễ dàng thấy rằng khối lượng mol có đơn vị là g/mol.

b) Nguyên tử khối là số đo của khối lượng mol nguyên tử khi khối lượng mol nguyên tử tính ra g/mol.
Thí dụ : Nguyên tử khối của H là 1,008 thì khối lượng mol của H là 1,008 g/mol.

 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…