Este A là một hợp chất thơm có công thức C8H8O2. A có khả năng tráng bạc. Khi đun nóng 16,32 gam A với 150ml dung dịch NaOH còn dư sau phản ứng. Số công thức của A thỏa mãn là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este A là một hợp chất thơm có công thức C8H8O2. A có khả năng tráng bạc. Khi đun nóng 16,32 gam A với 150ml dung dịch NaOH còn dư sau phản ứng. Số công thức của A thỏa mãn là:


Đáp án:

nA = 012 mol, nNaOH = 0,15 mol

NaOH còn dư nên A tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1

Mặt khác A có chức este và có phản ứn tráng gương nên A có 1 cấu tạo thỏa mãn: HCOO-CH2-C6H5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba bình đựng ba khí riêng biệt là metan, etilen và cacbonic. Viết phương trình hóa học minh họa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba bình đựng ba khí riêng biệt là metan, etilen và cacbonic. Viết phương trình hóa học minh họa


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử? b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử?

b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?


Đáp án:

a.

Phân tử saccarozo gồm một α-glucozo liên kết với một gốc β-fructozo ở C1 của gốc thức nhất và C2 của gốc thức hai qua nguyên tử oxi. Saccarozo không có tính khử vì không có dạng mạch hở, hay không có nhóm chức –CH=O

b.  

Phân tử mantozo gồm hai gốc α-glucozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, một gốc ở C1 và một gốc ở C4. Gốc glucozo thức hai có nhóm OH tự do, nên trong dung dịch gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O, tương tự glucozo. Mantozo có tính khử.

Xem đáp án và giải thích
Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách: a) Tạo ra oxi và kali clorua; b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua. - Viết các phương trình hóa học. - Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách:

a) Tạo ra oxi và kali clorua;

b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.

- Viết các phương trình hóa học.

- Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.


Đáp án:

Phản ứng hóa học xảy ra:

Phương trình hóa học:

2KClO3    -to→    2KCl    +    3O2 (a)

  x        →               x

4KClO3    -to→    3KClO4    +    KCl (b)

  y           →                                   0,25y

Phần trăm khối lượng KClO3 đã bị phân hủy.

Theo pt: nKCl (a) = nKClO3 = x mol

nKCl (b) = 1/4. nKClO3 = 0,25.y mol

Theo đề bài, ta có:

(x + y).122,5 = 73,5 & 74,5(x + 0,25y) = 33,5 => x = 0,4; y = 0,2

Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (a): [(0,4 x 122,5)/73,5]. 100% = 66,67%

Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (b): [(0,2 x 122,5)/73,5]. 100% = 33,33%

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng màu biure
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?


Đáp án:
  • Câu A. Lòng trắng trứng.

  • Câu B. Metyl fomat.

  • Câu C. Glucozơ.

  • Câu D. Đimetyl amin.

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Cho biết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Cho biết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?


Đáp án:

nCa(OH)2 = 0,05.2=0,1 mol

T = nCO2 : nCa(OH)2 = 0,16/0,1 = 1,6 → 1 < T < 2 → tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O     

0,1……….0,1…………0,1

→ Số mol CO2 dùng để hòa tan kết tủa là: 0,16 – 0,1 = 0,06 mol

CO2       +    CaCO3  + H2O     → Ca(HCO3)2

0,06     →      0,06

→ Số mol kết tủa còn lại là: 0,1 – 0,06 = 0,04 mol

→ m ↓ = mCaCO3 = 0,04.100 = 4g

→ mdd tăng = mCO2 - mCaCO3 = 0,16.44 - 4 = 3,04g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…