Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì sao?
Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.
Tại sao khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
Hg + S → HgS
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
Cho 2,24g bột sắt vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M khuấy đều cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A
⇒ Fe tan hết
m = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 (g)
Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m+a) gam muối. Tìm V và a?
nH2 = 0,3
2H+ + 2e → H2 ⇒ ne cho = 2nH2 = 0,6 mol
⇒ nSO2 = 1/2. ne cho = 0,3 mol ⇒ V = 6,72 l
Bảo toàn điện tích: 2nMg + 3nAl + 2nZn = 2nSO42-trong muối
⇒ nSO42-trong muối = 1/2. ne cho = 0,3 mol
a = mSO42-trong muối = 28,8g
Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin. Cho hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thấy thể tích hỗn hợp giảm đi một nửa. Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,5 gam hỗn hợp X?
X qua Br2 dư thể tích giảm đi 1 nửa ⇒ nankan = nanken
⇒ nCO2 = nH2O = x mol
mC + mH = 12x + 2x = 3,5 ⇒ x = 0,25 mol
⇒ nO2 = nCO2 + 1/2. nH2O = 0,375 mol ⇒ VO2 = 8,4 lít
Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm m?
Axit glutamic có dạng: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
⇒ naxit glutamic = 0,09 mol
Có nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol
⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu – (2nGlutamic + nHCl) = 0,02 mol
⇒ Chất rắn khan gồm:
0,02 mol NaOH;
0,09 mol NaOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COONa;
0,2 mol NaCl.
⇒ m = 29,69 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB