Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?


Đáp án:

Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (riêng He có 2e).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein

  • Câu B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra

  • Câu C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu

  • Câu D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O. c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O. d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O.

c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O.

d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.


Đáp án:

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

Xem đáp án và giải thích
Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.


Đáp án:

Nội dung định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử".

Ví dụ:

Xét chu kì 3:

Na ( Z = 11) : ls22s22p63s1

Mg ( Z = 12) : ls22s22p63s2

Al ( Z = 13) : ls22s22p63s23p1

Si ( Z = 14) : ls22s22p63s23p2

P ( Z = 15) : ls22s22p63s23p3

S ( Z = 16) : ls22s22p63s23p4

Cl ( Z = 15) : ls22s22p63s23p5

- Sự biến đổi tính chất từ Na đến Cl:

   + Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

   + Tính bazo của các oxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần

   + Tính bazo của các hidroxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 16,1 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 6,72 lít hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn 16,1 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 6,72 lít hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?


Đáp án:

nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol) ⇒ nHCl = 2nH2= 0,6 (mol)

Bảo toàn khối lượng: 16,1 + 0,6.36,5 = m + 0,3.2 ⇒ m = 37,40 gam

Xem đáp án và giải thích
Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.


Đáp án:

Không thể xác định chính xác hệ số polime hóa được vì polime là một hỗn hợp các chất có hệ số polime hóa khác nhau. Do đó chỉ xác định được n trung bình .

Tính hệ số polime hóa của PE, n = 420000/28 = 15000

Tính hệ số polime hóa cảu PVC, n = 250000/62,5 = 4000

Tính hệ số polime hóa của xenlulozo, n = 1620000/162 = 10000

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…