Những nguồn năng lượng sau đây có tác động như thế nào đối với không khí và nước? - Than đá. - Dầu mỏ. - Khí tự nhiên. - Năng lượng hạt nhân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những nguồn năng lượng sau đây có tác động như thế nào đối với không khí và nước?

- Than đá.

- Dầu mỏ.

- Khí tự nhiên.

- Năng lượng hạt nhân.





Đáp án:

- Than đá: Khi đốt than đá sẽ thải vào khí quyển các khí CO2,CO,NO2,...

- Dầu mỏ:

+ Đốt xăng, dầu cũng thải vào không khí các khí CO2,NO2,...

+ Các đường ống dẫn dầu bị rò, rỉ làm ô nhiễm nguồn nước. Các vụ đắm tàu chở dầu gây ô nhiễm, nước biển trầm trọng.

- Khí tự nhiên: Khi cháy thải vào không khí các khí CO2,NO2,...

- Năng lượng hạt nhân: Nếu bị rò, ri lò phản ứng sẽ gây ô nhiễm phóng xạ không khí và nước.



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc), tìm V?


Đáp án:

mAl trước pư = 23,3 – 15,2 = 8,1 gam

nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol

2Al    + Cr2O      -->   Al2O3  + 2Cr

0,2          0,1                     0,1          0,2

Hỗn hợp X ; 0,1 mol Al dư, 0,1 mol Al2O3; 0,2 mol Cr

Al   + 3HCl      -->  AlCl3   +  3/2H2

0,1                                             0,15

Cr       + 2HCl     --> CrCl2      + H2

0,2                                                 0,2

V = (0,15 + 0,2 ) .22,4 = 7,84 lít

Xem đáp án và giải thích
Tại sao người ta đốt lưu huỳnh diệt chuột ở những nhà kho kín?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao người ta đốt lưu huỳnh diệt chuột ở những nhà kho kín?


Đáp án:

Đốt S tạo ra khí SO2 là khí độc gây viêm đường hô hấp, sưng phổi.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 8,31 mol O2, thu được 5,82 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 94,56 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 8,31 mol O2, thu được 5,82 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 94,56 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của m là

Đáp án:

Các axit béo đều no nên quy đổi thành HCOOH (x); CH2(y); C3H5(OH)3(z); H2O (-3z)
nO2 = 0,5x + 1,5y + 3,5z = 8,31
nCO2 = x + y + 3z = 5,82
m muối = 68x + 14y = 94,56
=> x = 0,32; y = 5,2; z = 0,1
=> m = 91,32 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau: (1) . Amoniac (2). Anilin (3). p – Nitroanilin (4). Metylanilin (5). Đimetylamin Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1) . Amoniac         (2). Anilin

    (3). p – Nitroanilin         (4). Metylanilin

    Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?


Đáp án:

    Vòng benzene hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc metyl –CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm –CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3

    Trong các amin thơm, nhóm nitro -NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của NH2 , do đó p –nitroanilin có tính bazo yếu nhất

    Sắp xếp: 3 < 2 < 4 < 1 < 5

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.


Đáp án:

Polipeptit + H2O → 2 mol glyxin (Gly),1 mol alanin (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.

    Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino axit trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…