Nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi nhiệt phân muối (NH4)2CO3 sẽ tạo ra khí gì?

Đáp án:
  • Câu A. NH3 mùi khai Đáp án đúng

  • Câu B. CO không màu

  • Câu C. N2O không màu

  • Câu D. N2 không màu

Giải thích:

(NH4)2CO3 ---t0---> H2O + NH3 + CO2 => Khí được tạo ra gồm CO2 không màu và NH3 không màu, mùi khai => Đáp án A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra thu được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 650 gam

  • Câu B. 810 gam

  • Câu C. 550 gam

  • Câu D. 750 gam

Xem đáp án và giải thích
Sản phẩm muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là :

Đáp án:
  • Câu A. AgNO3 và Fe(NO3)2.

  • Câu B. AgNO3 và FeCl2.

  • Câu C. AgNO3 và FeCl3.

  • Câu D. Na2CO3 và BaCl2.

Xem đáp án và giải thích
Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.


Đáp án:

Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3

    M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2 O

    M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2 O

    Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:

    1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.

    35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)

    ⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4(gam)

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.


Đáp án:

- Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl

- Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân biệt tinh bột và xenlulozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt tinh bột và xenlulozo ta dùng:


Đáp án:
  • Câu A. phản ứng màu với dung dịch I2

  • Câu B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

  • Câu C. phản ứng tráng bạc

  • Câu D. phản ứng thủy phân

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…