Câu A. Kim loại natri, kali tác dụng được với nước ở điều kiện thường, thu được dung dịch kiềm
Câu B. Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.
Câu C. Sắt là kim loại nhẹ, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ. Đáp án đúng
Câu D. Nhôm tác dụng được với dung dịch natri hiđroxit.
Chọn C. A. Đúng, Phương trình: 2M + 2H2O --> 2MOH + H2;(M là Na, K) B. Đúng, Phương trình: CO2 + NaAlO2 + 2H2O --> Al(OH)3↓ trắng keo + NaHCO3 C. Sai, Fe là kim loại nặng có màu trắng hơi xám, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ. D. Đúng, Phương trình: 2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2.
Hòa tan hoàn toàn 2,96 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,96 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 8,64 gam muối. Khối lượng Al trong 2,96 gam X là
Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : Ba2+, NH4+, Al3+. Trình bày cách nhận biết chúng.
- Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có khí mùi khai thoát ra là NH4+ , mẫu thử nào có kết tủa rồi tan ra là Al3+
NH4+ + NaOH → Na+ + NH3 ↑ + H2O
Al3+ + 3NaOH → 3Na+ + Al(OH)3 ↓
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
- Cho H2SO4 vào dung dịch còn lại nếu có kết tủa trắng là Ba2+
H2SO4 + Ba2+ → BaSO4 + 2H+
X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y
• TH1: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s1 → Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s1
→ Y có 11e → Y có Z = 11.
X có số electron ở phân lớp ngoài cùng = 7 - 1 = 6 → X có phân lớp ngoài cùng là 3p6 → X là khí hiếm → loại.
• TH2: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s2 → tương tự ta có Y có Z = 12.
Khi đó, X có lớp ngoài cùng là 3p5 → X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5
→ X có 17 e → Z = 17.
Hai chất đồng phân của nhau là
Câu A. amilozơ và amilopectin.
Câu B. xenlulozơ và tinh bột
Câu C. saccarozơ và glucozơ.
Câu D. fructozơ và glucozơ.
Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho
nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng
khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet