Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Tính hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic
Phương trình phản ứng:
C6H12O6 -(lên men rượu)→ 2C2H5OH + 2CO2 (1)
nC2H5OH = 92/46 = 2 mol ⇒ nC6H12O6 = nC2H5OH/2 = 1mol
Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là: H = (180/300).100% = 60%.
Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
- Dùng dung dịch CaCl2 : Na2SO3 và Na2CO3 tạo kết tủa; NaHCO3 và NaHSO3 không tạo kết tủa.
- Cho mỗi dung dịch trong từng nhóm vào nước brom: NaHSO3 làm mất màu nước brom, NaHCO3 không; Na2SO3 làm mất màu nước brom, Na2CO3 không.
Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí của P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?
- Những điểm khác nhau về tính chất vật lí:
P trắng | P đỏ |
---|---|
- Có mạng tinh thể phân tử. Phân tử gồm 4 nguyên tử liên kết bằng lực tương tác yếu - Chất rắn màu trắng, trong suốt (hoặc hơi vàng), mềm - Không ta trong nước, ta trong một số dung dịch C6H6, CS2… - Rất độc - Nhiệt độ nóng chảy thấp - Bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ lớn hơn 40oC |
- Có cấu trúc dạng polime, có lực liên kết cộng hoá trị tương đối lớn - Chất bột màu đỏ - Không tan trong dung môi thông thường nào - Không độc - Khó nóng chảy - Bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ lớn hơn 250oC |
- Sự chuyển đổi giữa P trắng và P đỏ:
Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.
a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.
d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.
e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
b.Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
c.Cho từ từ dd Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan ngay.
Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
d. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4].
Xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
NaAlO2 + 2H2O + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3↓
e.Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dd Na[Al(OH)4].
Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo của Al(OH)3 sau đó khi HCl dư thì kết tủa tan ra
2NaAlO2 + 2HCl + 2H2O → 2NaCl + 2Al(OH)3↓
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
Từ m kg nho chín chứa 40% đường nho, để sản xuất được 1000 lít rượu vang 20o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8gam/ml và hao phí 10% lượng đường. Tính giá trị của m
Theo bài ra ta có số mol rượu:
nC2H5OH = 1000 . 20% . 0,8: 46 = 80/23 mol
⇒ Số mol glucozo trong nho là: 80/23: 2: 0,9 = 400/207.
⇒ Số kg nho: m = 400/207: 40 . 100 . 180 = 869,565 kg
Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su là
Xét trong 1 mắt xích:
%N = 8,69% ⇒ M = 14 : 8,69% = 161
M buta-1,3-đien = 54; Macrilonitrin = 52
⇒ 1 mắt xích có 2 buta-1,3-đien và 1 acrilonitrin
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet