Câu A. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu B. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O
Câu C. Ở nhiệt độ cao, các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại
Câu D. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa. Đáp án đúng
Chọn đáp án D. A sai. Trong nhóm kim loại kiềm thổ chỉ có Ca, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B sai. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O. C sai. Các oxit của kim loại kiềm không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. D đúng. Kim loại kiềm không phản ứng với dầu hỏa, đồng thời bảo quản trong dầu hỏa còn tránh được tác động của hơi ẩm trong không khí.
Câu A. chất khử.
Câu B. chất oxi hóa.
Câu C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2 O
M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2 O
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:
1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.
35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)
⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4(gam)
Hãy phân biệt các khái niệm polien, đien, ankađien.
Polien : là những hidrocacbon mạch hở có nhiều liên kết đôi C = C.
Đien: là những hidrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi.
Ankađien là hidrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi. Công thức dạng chung: CnH2n-2.
Vì sao trước khi thi đấu các VDV thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay ?
Loại bột trắng này có tên gọi là “ Magie cacbonat” MgCO3 mà người ta vẫn gọi là bột Magie. Là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm tốt.Khi thi đấu các VDV thường ra nhiều mồ hôi MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường ma sát giữa bàn tay và dụng cụ thể thao của VDV.
Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào ?
nA = 0,01 mol
nBr2 = 0,1. 0,1 = 0,01 mol
nA = nBr2 = 0,01 mol ⇒ chứng tỏ trong phân tử Hiđrocacbon có 1 nối đôi. Vậy Hiđrocacbon A là C2H4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet