Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phương trình FeSO4 + Cl2 -> có sản phẩm là

Đáp án:
  • Câu A. Fe2(SO4)3; FeCl3 Đáp án đúng

  • Câu B. Fe2(SO4)3; FeCl2

  • Câu C. FeSO4; FeCl3

  • Câu D. FeSO4; FeCl2

Giải thích:

3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình bên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình bên.

a) Nếu sự giống nhau và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.

b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố.


Đáp án:

a) Thành phần hạt nhân của hai nguyên tử giống nhau về số proton khác nhau về số nơtron.

b) Vì 2 nguyên tử này có cùng số proton trong hạt nhân là 2 proton nên thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học đó là heli, KH: He

Xem đáp án và giải thích
Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một nguyên tử X của một nguyên tố có điện tích của hạt nhân là 27,2.10–19 Culông. Cho các nhận định sau về X: (1) Ion tương ứng của X sẽ có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. (2) X là nguyên tử phi kim (3) Phân tử đơn chất tạo nên từ X chỉ có tính oxi hóa. (4) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử X trong phân tử kém bền hơn liên kết hóa học giữa các nguyên tử N trong phân tử N2. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định cho ở trên ?

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?


Đáp án:

- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

- Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

- Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

- Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

Xem đáp án và giải thích
Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.


Đáp án:

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 2 nhóm như sau:

- Nhóm 1: HCl, HNO3, làm quỳ tím hóa đỏ.

- Nhóm 2: KCl, KNO3 quỳ tím không đổi màu.

Cho dung dịch AgNO3 vàp 2 mẫu thử ở nhóm X, mẫu thử tạo kết tủa trắng là HCl, còn lại là HNO3.

AgNO3 + HCl -> AgCl↓ + HNO3.

Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử ở nhóm 2, mẫu thử tạo kết tủa trắng là KCl, còn lại là KNO3.

AgNO3 + KCl -> AgCl↓ + KNO3

Xem đáp án và giải thích
Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M khối lượng hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 cần dùng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M khối lượng hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 cần dùng bao nhiêu?


Đáp án:

nHCl = 0,2 và nFeCl3 = 0,32

⇒ nAmin = nCl- = 1,16 mol

⇒ mAmin = 1,16.17,25.2 = 40,02 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…