Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Nguyên tử khối của N = 14 đvC
⇒ Nguyên tử khối của X = 2 x 14 = 28 (đvC)
Vậy X là nguyên tố silic (Si)
Dẫn khi clo vào nước, xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải thích.
Dẫn khí clo vào nước, xảy ra vừa là hiện tượng vật lí vừa là hiện tượng hóa học. Khi tan vào nước, một phần clo tác dụng với nước.
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.
Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí H2 và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCI 18,25% thu được dung dịch B và H2. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Biết rằng m < 45 gam. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ hơn trong X là bao nhiêu?
Đặt công thức chung của 2 kim loại là X : nAl3+ = 0,36 mol; nAl(OH)3 = 0,2 mol
Trường hợp 1: OH- phản ứng với AlAl3+ dư:
nOH- = 3n↓ = 0,6 = nX
trường hợp 2: OH- dư phản ứng AlAl3+
nOH- = 3nAlAl3+ + (nAlAl3+ - n↓) = 1,24 = nX
Nếu nX = 0,6 < nHCl ⇒ 83,704 gam muối XCl
⇒ nCl- = 0,6 mol hay mCl- = 21,3 gam ⇒ mX = 62,404 gam > 45(loại)
Nếu nX = 1,24 mol > nHCl ⇒ 83,704 gam gồm muối XCl( 1,2 mol) và XOH ( 0,04 mol)
⇒ mX = 40,424 < 45 . Ta có: X = 32,6
Hai kim loại kiềm là Na và K
Tính được số mol Na và K lần lượt là 0,496 và 0,744
%mNa = 28,22%
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.
Sự ăn mòn kim lọi là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: Dao sắt bị gỉ, kẽm bị ăn mòn trong dung dịch H2SO4, đinh sắt bị ăn mòn trong dung dịch axit HCl, vỏ tàu thủy bị gỉ.
Cho sơ đồ của phản ứng sau:
a) Cr + O2 → Cr2O3; b) Fe + Br2 → FeBr2
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
a) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Số nguyên tử Cr: số phân tử O2: số phân tử Cr2O3 = 4:3:2
b) 2Fe + 3Br2 → 2FeBr3
Số nguyên tử Fe: số phân tử Br2; số phân tử FeBr2 = 2:3:2
Cho khí CO qua m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 nung nóng, một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ba(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 18,0 gam muối. Giá trị của m là
nO (bị lấy) = nCO2 = nBaCO3 = 0,06 mol
nFe2(SO4)3 = 0,045 mol
=> nFe = 0,09 mol
BT e -> 3nFe = 2nSO2 + 2nO(Y)
=> nO(Y) = 0,09 mol
=> mX = mFe + mO(Y) + mO (bị lấy) = 7,44 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB