Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng,1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của bạc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng,1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của bạc.


Đáp án:

Theo đề bài, ta có: AAg = 107,02.MH = 107,02.1,008 = 107,876 u.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ? Tại sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ? Tại sao ?



Đáp án:

Vì hạt nhân của nguyên tử hiđro không có nơtron, chỉ có một proton duy nhất nên hạt nhân đó chính là một proton


Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y, đơn chức, no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của X, Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y, đơn chức, no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của X, Y?


Đáp án:

Đặt công thức chung của X, Y là CnH2nO2

CnH2nO2+ (3n/2-1) O2 → nCO2+ nH2O

Đặt nX = a mol ; nO2= a(1,5n-1) = 0,1775 mol; nCO2 = an = 0,145 mol

→ a = 0,04 mol và n = 3,625

Do cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ → Hai este đồng đẳng kế tiếp nhau → X và Y là C3H6O2 và C4H8O2

Đặt công thức chung của 2 etse là RCOOR’

RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH

0,04                0,04 mol

→ MRCOOK= 3,92/ 0,04 = 98 → MR = 15→ R là CH3

→ X và Y là CH3COOCH3 và CH3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính số mol đường có trong dung dịch đường sau khi trộn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính số mol đường có trong dung dịch đường sau khi trộn?


Đáp án:

Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = CM.V = 0,5. 2= 1 mol

Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = CM.V = 1. 3 = 3 mol

Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 1+3 = 4 mol

Xem đáp án và giải thích
Sơ đồ chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau: H2O + X -> C6H12O6 + Y; X,Y là

Đáp án:
  • Câu A. CO2, O2

  • Câu B. C6H12O6 + O2

  • Câu C. O2, CO2

  • Câu D. C2H5OH, O2

Xem đáp án và giải thích
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.



Đáp án:

+) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở:

- Nhóm IA(trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần các nhóm IVA,VA, VIA

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)

- Họ lantan và actini được xếp thành hai hàng ở cuối bảng

+) Các kim loại có tính khử mạnh nhất nhất nằm ở nhóm IA, các phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm ở nhóm VIIA.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…