Oxi hóa không hoàn toàn etilen (có xúc tác) để điều chế anđehit axetic thu được hỗn hợp X. Dẫn 2,24 lít khí X (quy về đktc) vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 16,2 gam bạc kết tủa. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính hiệu suất của quá trình oxi hóa etilen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa không hoàn toàn etilen (có xúc tác) để điều chế anđehit axetic thu được hỗn hợp X. Dẫn 2,24 lít khí X (quy về đktc) vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 16,2 gam bạc kết tủa.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Tính hiệu suất của quá trình oxi hóa etilen.


Đáp án:

Phương trình phản ứng:

   2CH2=CH2 + O2 → 2CH3CHO        (1)

Hỗn hợp X gồm: CH2=CH2 và CH3CHO

   CH3CHO + H2O + 2AgNO3 + 3NH3 → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3        (2)

Theo phương trình (2):

nC2H4 ban đầu = nC2H4 pư + nC2H4 trong X = 0,075 + 0,025 = 0,1 mol

H% = [0,075/0,1].100% = 75%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính khối lượng glucozơ dựa vào phản ứng lên men
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men nước quả nho thu được 100,0 lít rượu vang 100 (biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95,0% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml). Giả sử trong nước quả nho có một loại đường là glucozo. Khối lượng glucozo có trong lượng nước quả nho đã dùng là :


Đáp án:
  • Câu A. 19,565 kg

  • Câu B. 16,476 kg

  • Câu C. 15,652 kg

  • Câu D. 20,595 kg

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M chứa hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hoàn toàn 13,2 g hỗn hợp M thu được 20,72 lít C02 (đktc). Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M chứa hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hoàn toàn 13,2 g hỗn hợp M thu được 20,72 lít C02 (đktc). Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.





Đáp án:

Số mol C02 = 

Khối lượng C trong đó là : .12= 11,1(g)

Đó cũng là khối lượng C trong 13,2 g hỗn hợp M.

Khối lượng H trong 13,2 g M là : 13,2 - 11,1 = 2,1 (g)

Số mol  tạo thành :  = 1,05 (mol)

Vì số mol  tạo thành > số mol C02 nên hai chất trong hỗn hợp M đều là ankan.

Cn¯H(2n¯+2)+(3n¯+1)/2O2n¯CO2+(n¯+1)H2O

n¯/(n¯+1) =9,25.10-1  : 1,05 n¯=7,4

Công thức phân tử hai chất là  (x mol) và  (y mol).

Khối lượng hai chất là : 100x + 114y = 13,2.

Số mol C02 là : 7x + 8y = 9,25.10-1 

 x = 0,75.10-1 ; y = 0,5.10-1.

Thành phần phần trăm theo khối lượng :

chiếm : (13,2

 chiếm : 100% - 56,8% = 43,2%

 




Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hóa học: a) Điều chế CuSO4 từ Cu. b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hóa học:

a) Điều chế CuSO4 từ Cu.

b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).


Đáp án:

a) Sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → CuSO4

PTHH: 2Cu + O2 --t0--> 2CuO

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Hoặc: Cu + 2H2SO4đặc  --t0--> CuSO4 + SO2 + 2H2O

b) Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng axit bazơ của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đem 18g một amin đơn no A trung hòa đủ với dung dịch HCl 2M thu được 32,6g muối. CTPT của A và thể tích dung dịch axit cần là:


Đáp án:
  • Câu A. C3H9N và 200 ml

  • Câu B. CH5N và 200 ml

  • Câu C. C2H7N và 100 ml

  • Câu D. C2H7N và 200 ml

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào?


Đáp án:

Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng: CaCO3  +  CO2  + H2O => Ca(HCO3)2

Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:

Ca(HCO3)2 => CaCO3  +  CO2  + H2O

Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…