Giải thích các hiện tượng sau: a) Khi làm sạch nước đường, người ta thường cho lòng trắng trứng vào và đun lên. b) Khi đun canh cua, xuất hiện gạch cua (nổi trên mặt nước canh). c) Sữa tươi để lâu ngày sẽ bị vón cục, tạo kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi làm sạch nước đường, người ta thường cho lòng trắng trứng vào và đun lên.

b) Khi đun canh cua, xuất hiện gạch cua (nổi trên mặt nước canh).

c) Sữa tươi để lâu ngày sẽ bị vón cục, tạo kết tủa.





Đáp án:

Các hiện tượng được giải thích như sau:

a) Khi đun nóng, lòng trắng trứng (protein) sẽ đông tụ lại và kéo theo các chất bẩn có trong nước đường nổi lên trên, ta vớt ra, còn lại là nước đường.

b) Khi đun nóng, gạch cua (protein) sẽ đông tụ lại và nổi lên trên.

c) Sữa tươi để lâu ngày bị lên men làm đông tụ protein.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thoát ra 20,16 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thoát ra 20,16 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là?


Đáp án:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

m = 0,4. 56 + 0,3. 64 = 41,6(g)

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Tìm m?


Đáp án:

Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O. Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y.

→ Muối gồm x mol C2H4NO2K và y mol CH2 ⇒ mmuối = 113x + 14y = 8,19(g).

nO2 = 2,25x + 1,5y = 0,1875 mol

Bảo toàn nguyên tố Cacbon: nBaCO3 = 0,07 × 2 + 0,02 = 0,16 mol

→ m = 31,52(g) 

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết những nhóm nguyên tử nào quyết định đặc tính hóa học của anken, ankadien, ankin. Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết những nhóm nguyên tử nào quyết định đặc tính hóa học của anken, ankadien, ankin. Vì sao?


Đáp án:

Nối đôi C=C quyết định tính chất hóa học của anken và ankadien; nối ba C≡C quyết định tính chất hóa học của ankin.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1. a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh. b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi: - Thay đổi vị trí nhóm amino. - Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.

a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.

b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:

- Thay đổi vị trí nhóm amino.

- Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.


Đáp án:

nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)

nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2

MA = 1,815/0,01 - 36,5 = 145 g/mol

nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH

Gọi công thức của A là H2N-R-COOH

⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)

Biện luận suy ra R là gốc C6H12 Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:

a) CTCT của A là

b)∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi vị trí amino là:

∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn giữ ở vị trí α là:

 

Xem đáp án và giải thích
Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.


Đáp án:

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần khí oxi, diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…