Nêu tính chất hóa học chính và ứng dụng của nước Gia-ven, clorua vôi.
a) Tính chất hóa học của nước Gia – ven:
- Nước Gia – ven là hỗn hợp muối NaCl và NaClO. NaClO là muối của axit yếu, trong không khí tác dụng với CO2 cho HClO không bền có tính oxi hóa mạnh.
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
2HClO → 2HCl + O2
- Nước Gia – ven không để được lâu, có tính oxi hóa mạnh.
b) Tính chất hóa học của clorua vôi.
- Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí clo:
CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
- Trong không khí ẩm, clorua vôi tác dụng với CO2:
2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
c) Ứng dụng của nước Gia – ven và clorua vôi:
- Ứng dụng của nước Gia – ven
Nước Gia – ven có tính oxi hóa mạnh được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy. Nó cũng được dùng để khử mùi, sát trùng khi tẩy uế nhà vệ sinh hoặc những khu vực bị ô nhiễm khác.
- Ứng dụng của clorua vôi
Clorua vôi cũng được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy để tẩy uế các hố rác, cống rãnh. Do có khả năng tác dụng với nhiều chất hữu cơ, clorua vôi dùng để xử lí các chất độc. Một lượng lớn clorua vôi được dùng trong việc tinh chế dầu mỏ.
Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được bao nhiêu gam?
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g
Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
Chỉ có 1 este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime là metyl metacrylat:
CH2=C(CH3)-COOCH3 —> (-CH2-C(CH3(COOCH3)-)n.
Các este còn lại không có C=C nên không tham gia phản ứng trùng hợp.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
Câu A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
Câu B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
Câu C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
Câu D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh.
Hỗn hợp X gồm hai chất có tỉ lệ mol 1 : 1. Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ), thu được dung dịch có chứa hai muối sắt có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X là
Fe3O4 = Fe2O3 + FeO. Vậy để thu được 2 muối sắt có số mol bằng nhau thì hỗn hợp phải chứa FeO và Fe2O3
Cho biết khối lượng mol của một oxit kim loại là 160gam, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit kim loại đó.
Đặt công thức của oxit kim loại là MxOy
%mO = 100% - 70% = 30%
⇒ mO = 12y = 160.30% = 48
⇒ y = 3
mM = 160.70% = 112g = M.x (với M là phân tử khối của kim loại M)
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
a.x = 2.3 = 6 (với a là hóa trị của M; a = 1; 2; 3)
a 1 2 3
x 6 (loại, do x/y chưa tối giãn) 3 (loại, do x/y chưa tối giãn) 2
M Loại Loại 56 (Fe)
⇒ M là kim loại Sắt.
Vậy công thức hóa học của oxit kim loại là Fe2O3 (Sắt (III) oxit).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet