Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ : a)  Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau. b)  Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5. c)   Có nhóm chức xeton. d)   Có mạch cacbon không phân nhánh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ :

a)  Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau.

b)  Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5.

c)   Có nhóm chức xeton.

d)   Có mạch cacbon không phân nhánh.

 


Đáp án:

a) fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam chứng tỏ phân tử fructozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau

b) fructozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH

c) fructozơ cộng Hidro cho poliancol C6H14O6 chứng tỏ phân tử có nhóm chức xeton

d) khử hoàn toàn fructozơ thu được hexan chứng tỏ có 6 nguyên tử C trong phân tử fructozơ tạo thành một mạch không phân nhánh.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau:


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam một amino axit có 1 nhóm –COOH được 0,6 mol CO2, 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. Tìm công thức phân tử của amino axit 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam một amino axit có 1 nhóm –COOH được 0,6 mol CO2, 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. Tìm công thức phân tử của amino axit 


Đáp án:

   Ta có X có dạng CxHyO2Nz

    2CxHyO2Nz → 2xCO2 + yH2O + zN2

    nC = nCO2 = 0,6 mol.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 0,5 = 1 mol.

 nN = 2 × nN2 = 2 × 0,1 = 0,2 mol.

    mO = mX - mC - mH - mN = 17,4 - 0,6 × 12 - 1 × 1 - 0,2 × 14 = 6,4 gam.

    nO = = 0,4 mol.

    Ta có x: y: 2: z = nC: nH: nO: nN = 0,6: 1: 0,4: 0,2 = 3: 5: 2: 1

    Vậy X là C3H5O2N

Xem đáp án và giải thích
Hai ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tổng khối lượng phân tử bằng 74. X và Y lần lượt là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tổng khối lượng phân tử bằng 74. X và Y lần lượt là gì?


Đáp án:

MX + MY = 74 → MX + (MX + 14) = 74 → MX = 30 (C2H6)

MY = 44 (C3H8) → etan, propan.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:


Đáp án:

a) (1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2FeCl3

    (2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

    (3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4

    (4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

    (5) 2Fe(OH)3 --t0--> Fe2O3 + 3H2O

    (6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

b) (1) 2Cu + O--t0--> 2CuO

    (2) CuO + H--t0--> Cu + H2O

    (3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    (4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

    (5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

    (6) Cu(OH)2 --t0--> CuO + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch NaOH,H2SO4,HCl có cùng nồng độ mol. Có thể dùng cách chuẩn độ axit - bazơ với chất chỉ thị là phenolphtalein để phân biệt các dung dịch đó được không ? Nếu được, hãy trình bày cách làm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch  có cùng nồng độ mol. Có thể dùng cách chuẩn độ axit - bazơ với chất chỉ thị là phenolphtalein để phân biệt các dung dịch đó được không ? Nếu được, hãy trình bày cách làm.



Đáp án:

Dùng dung dịch phenolphtalein nhận ra dung dịch NaOH. Do các dung dịch có cùng nồng độ mol nên lấy cùng thể tích sẽ có cùng số mol chất tan. Dựa vào các phản ứng trung hoà sau:

 (1)

           (2)

Nếu lấy, thí dụ 10 ml mỗi dung dịch axit cho phản ứng với 11 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng nhỏ dung dịch phenolphtalein vào thấy xuất hiện màu hồng (do dư NaOH) là phản ứng (1) nhận ra axit HCl, còn lại là axit H2SO4.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…