Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí D làm mất màu dung dịch kali pemanganat.
a) Hãy cho biết tên các chất A, B, D và giải thích.
b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
a) Tên các chất A, B, D: Chất A: MgO; chất B: S; chất D: SO2
b) Các phản ứng:
2Mg + O2 --t0--> 2MgO
2Mg + SO2 --t0--> 2MgO + S
S + O2 --t0--> SO2
Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
(3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(4) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
(5) 2 Al(OH)3 -to→ Al2O3 + 3H2O
(6) 2Al2O3 -dpnc→ 4Al + 3O2
Biết rằng chất natri hidroxit NaOH tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất natri sunfat Na2SO4 và nước.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số phân tử NaOH lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
a) Phương trình hóa học: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
b) Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 1 phân tử Na2SO4
Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng với 1 phân tử H2SO4.
Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 2 phân tử H2O
Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n–2O2) và este Y (CmH2m–4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Giá trị của a: b?
X có dạng CnH2n-2O2 và Y có dạng CmH2m-4O4, lại cho 2 ancol đồng đẳng kế tiếp
→ 2 ancol no, đơn chức, mạch hở.
Ta có: x = y + 0,2 → x – y = 0,2 = nX + 2nY → n2 ancol = 0,2mol
Gọi ancol là ROH (0,2 mol) → nH2 = 0,1 → mbình tăng = mancol – mH2
→ 6,76 = 0,2. (R + 17) – 0,2 → R = 17,8
→ 2 ancol CH3OH (z mol) và C2H5OH (t mol)
→ z + t = 0,2 và 32z + 46t – 0,2 = 6,76 → z = 0,16 và t = 0,04
Do nX > nY , ta xét 2 trường hợp sau:
TH1: X tạo bởi CH3OH và Y tạo bởi C2H5OH
Quy đổi hỗn hợp thành C4H6O2 (0,16 mol); C8H12O4(0,04 mol); CH2 (x mol)
Có mhỗn hợp = 16,64 → x < 0 (loại)
TH2: X tạo bởi CH3OH và Y tạo bởi cả 2 ancol.
Quy đổi hỗn hợp thành C4H6O2 (0,12 mol); C7H10O4(0,04 mol); CH2 (x mol)
(do chia mất CH3OH vào 2 ancol)
Có mhỗn hợp = 16,64 → x = 0
→ X là C2H3COOCH3 (0,12 mol) và Y là CH3OOC-C2H2-COOC2H5 (0,04 mol)
→ muối thu được là C2H3COONa (0,12 mol) và C2H2(COONa)2 (0,04 mol)
→ mC2H3COONa = 11,28 và mC2H2(COONa)2 = 6,4
(nhận thấy các đáp án. a:b đều > 1)
→ a = mC2H3COONa = 11,28 và b = mC2H2(COONa)2 = 6,4
→ a: b = 11,28/6,4 = 1,7625
Hỗn hợp M chứa benzen và xiclohexen. Hỗn hợp M có thể làm mất màu tối đa 75,0 g dung dịch brom 3,2%. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M và hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dung dịch (lấy dư) thì thu được 21 g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.
Số mol xiclohexen = số mol Br2 = ( = 0,015 (mol).
Đặt số mol benzen trong hỗn hợp M là x.
2C6H6 + 1502 12C02 + 6H20
x mol 6x mol
2C6H10 + 1702 12C02 + 10H20
015 mol 0,09 mol
C02 + Ca(OH)2 CaC03 + H20
6x + 0,09 = = 0,210 x = 0,02
Khối lượng hỗn hợp M là : 0,02.78 + 0,015.82 = 2,79 (g).
% về khối lượng của C6H6 là : (100%) : = 55,9%.
C6H10 chiếm 44,1% khối lượng hỗn hợp M.
Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiên tượng xảy ra là:
Câu A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
Câu B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan.
Câu C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
Câu D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip