Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot


Đáp án:

Clo oxi hóa dễ dàng ion Br— trong dung dịch muối bromua và I- trong dung dịch muối iotua: 

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một lượng Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi lượng Ag ban đầu, có thể ngâm lượng Ag trên vào dung dịch gì?

Đáp án:
  • Câu A. HNO3

  • Câu B. Fe(NO3)3

  • Câu C. AgNO3

  • Câu D. HCl

Xem đáp án và giải thích
Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Đun nóng KMnO4.

Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

 2KMnO4       --t0-->         K2MnO4 + MnO2 + O2    

Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

Chất rắn màu đen là MnO2.

=> KMnO4 bị nhiệt phân hủy, giải phóng oxi

Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.

- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

S + O2   --t0--> SO2.

Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

=> Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: BaCl2, K2SO4, Al(NO3)3, Na2CO3, KCl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: BaCl2, K2SO4, Al(NO3)3, Na2CO3, KCl


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự lần lượt

Sử dụng thuốc thử dung dịch Ba(OH)2

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào 5 mẫu dung dịch trên.

Nhóm 1: Không có hiện tượng gì xảy ra là: BaCl2, KCl

Nhóm 2: Có kết tủa trắng xuất hiện: K2SO4 và Na2CO

Nhóm 3: Xuất hiện kết tủa keo tan trong kiềm dư là Al(NO3)3

2Al(NO3)3 + 3Ba(OH)2 → 3Ba(NO3)2 + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ 4H2O

K2SO4 + Ba(OH)2→ BaSO4 + 2KOH

Na2CO3 + Ba(OH)2→ BaCO3 + 2NaOH

Sử dụng dung dịch HCl để nhận biết nhóm 2. 

Nhỏ HCl vào 2 kết tủa nhóm 2. Mẫu kết tủa là tan là BaCO3, vậychất ban đầu là Na2CO3. Chất còn lại không tan là K2SO4.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl+ CO2 + H2O

Nhỏ dung dịch H2SO4 vào nhóm 1.

Mẫu thửu nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4, thì chất ban đầu là BaCl2có kết tủa

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Chất còn lại không có hiện tượng gì

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
- Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ phản ứng: Ca(OH)2 + H3PO4 dư -> X + H2O. Vậy X là:

Đáp án:
  • Câu A. Ca3(PO4)2 và CaHPO4.

  • Câu B. Ca(H2PO4)2.

  • Câu C. CaHPO4.

  • Câu D. Ca3(PO4)2.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình oxi hóa - khử (dạng phân tử và ion rút gọn) giữa kali đicròmat và natri sunfua khi có mặt axit sunfuric. Biết rằng trong phản ứng này có sự biến đổi số oxi hóa như sau
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình oxi hóa - khử (dạng phân tử và ion rút gọn) giữa kali đicròmat và natri sunfua khi có mặt axit sunfuric. Biết rằng trong phản ứng này có sự biến đổi số oxi hóa như sau


Đáp án:

K2Cr2O7 + 3Na2S + 7H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 3S + 7H2O

Phương trình ion:

Cr2O72- + 3S2- + 14H+ → 2Cr3+ + 3S + 7H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…