Một nguyên tố có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một nguyên tố có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là?


Đáp án:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s23p2 .

Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố này là: 1s22s2p63s23p2 .

Có 14 electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử là 14.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho phản ứng sau: CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO3 + KIO3 + KCl +H2O Sau khi cân bằng phản ứng, tổng hệ số (các số nguyên tố cùng nhau) của các chất ban đầu bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng sau: CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO3 + KIO3 + KCl +H2O

Sau khi cân bằng phản ứng, tổng hệ số (các số nguyên tố cùng nhau) của các chất ban đầu bằng bao nhiêu?


Đáp án:

CrI3 → Cr+6 + 3I+7 + 27e

Cl2 + 2e → 2Cl-

2CrI3 + 27Cl2 + 64KOH → 2K2CrO4 + 6KIO4 + 54KCl + 32H2O

Xem đáp án và giải thích
Có một sô công thức hóa học được viết như sau: KO, Al2O3, FeO, CaO, Zn2O, Mg2O, N2O, PO, SO, S2O Hãy chỉ ra những công thức viết sai.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một số công thức hóa học được viết như sau:

KO, Al2O3, FeO, CaO, Zn2O, Mg2O, N2O, PO, SO, S2O

   Hãy chỉ ra những công thức viết sai.


Đáp án:

   Các công thức hóa học viết sai: KO; Zn2O; Mg2O; PO; SO; S2O

   Sửa lại: K2O; ZnO; MgO; P2O(với P hóa trị III) , SO(với S hóa trị IV), SO3 (với S hóa trị VI).

Xem đáp án và giải thích
Từ SiO2 và các hóa chất cần thiết khác, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế axit silixic?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ SiO2 và các hóa chất cần thiết khác, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế axit silixic?


Đáp án:

Sơ đồ: SiO2 → Na2SiO3 → H2SiO3

Phương trình phản ứng:

   SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

   Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3 ↓

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định bậc của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không phải amin bậc một?


Đáp án:
  • Câu A. C2H5NHCH3.

  • Câu B. CH3NH2.

  • Câu C. C6H5NH2.

  • Câu D. C2H5NH2.

Xem đáp án và giải thích
Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó là thanh gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó là thanh gì?


Đáp án:

  - Trong điều kiện thường Fe2+ dễ chuyển thành Fe3+

    - Khi có Fe thì: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

    ⇒ Do đó, trong dung dịch luôn có Fe2+

=>  Một thanh Fe

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…