Bài tập nhôm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: nhôm tác dụng với Clo : Al+ Cl2 --> AlCl3 a, Lập PTHH b, nếu có 2,24 lít khí Clo tham gia phản ứng, hãy tính khối lượng mối nhôm clorua(AlCl3) thu được

Đáp án:
  • Câu A. 8,01 g Đáp án đúng

  • Câu B. 8,56 g

  • Câu C. 4,05 g

  • Câu D. 5,6 g

Giải thích:

a. 2Al + 3Cl2 --> 2AlCl3 b. Số mol: nCl2 = 2,24:22,4 = 0,1 mol Số mol nAlCl3 = 2/3.nCl2 = 0,06 mol. => mAlCl3 = 133,5.0,06 = 8,01g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?


Đáp án:

Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Xem đáp án và giải thích
Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag ?



Đáp án:

Vì glucozo và fructozo đều có CTPT: C6H12O6

→ tổng số mol hỗn hợp là n = mol

0,2 mol                              0,4mol

 m Ag = 0,4.108 = 43,2 g.




Xem đáp án và giải thích
Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ? Tại sao cồn khô lại được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ? Tại sao cồn khô lại được ?


Đáp án:

Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô. Ngoài ra loại chất này cồn dùng trong sản xuất tả lót, …

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chát trong mỗi hỗn hợp sau đây? a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2. b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chát trong mỗi hỗn hợp sau đây?

a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2.

b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.


Đáp án:

a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2

Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl, CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.

CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl

Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu được CH3NH2

CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O

b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2

cho dung dịch NaOh vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5ONa và phần hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.

Tách làm hai phần

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Sục khí CO2 vào phần dung dịch ta thu được C6H5OH kết tủa .

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3

Với hỗn hợp cho tác dụng dung dịch HCl, thu dung dịch gồm hai phần : phần tan là C6H5NH3 Cl, phần không tan là C6H6

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3 Cl

Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu được C6H5NH2 kết tủa.

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O

Xem đáp án và giải thích
Tương tự như natri, các kim loại kali K và canxi Ca cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hiđro. a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tương tự như natri, các kim loại kali K và canxi Ca cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hiđro.

a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng xảy ra là:

2K + 2H2O → 2KOH + H2.

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.

b) Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…