Một hợp chất khí A có thành phần về khối lượng của các nguyên tố là 40% S và 60% O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất khí A biết A có tỉ khối so với khí H2 là 40?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hợp chất khí A có thành phần về khối lượng của các nguyên tố là 40% S và 60% O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất khí A biết A có tỉ khối so với khí H2 là 40?


Đáp án:

Gọi công thức hóa học cần tìm của A là SxOy

A có tỉ khối so với khí H2 là 40: MSxOy = 40. MH2 = 40. 2 = 80 g/mol

- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mS =  32 gam;  mO = 48 gam

- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất là:

nS = 1 mol;  nO = 3 mol

Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O.

Vậy công thức hoá học của hợp chất là: SO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là gì?


Đáp án:

nAg/nX = 2 và nH2/nY = 2 ⇒ CnH2n-1CHO (n ≥ 2)

Xem đáp án và giải thích
Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét: - Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử. - Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa. a) Hãy giải thích điều nhận xét trên. b) Đối với mỗi chất, hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.
- Tự luận
Câu hỏi:

Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét

- Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.

- Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.

a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.

b) Đối với mỗi chất, hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.


Đáp án:

a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H2S chỉ thể hiện tính khử và H2SO4 đặc chỉ thể hiện tính oxi hóa. Vì trong H2S số oxi hóa của S chỉ có thể tăng, trong H2SO4 số oxi hóa S chỉ có thể giảm.

Vì trong H2S số oxi hóa của S là -2 (là số oxi hóa thấp nhất của S) nên chỉ có thể tăng (chỉ thể hiện tính khử), trong H2SO4 số oxi hóa của S là +6 (là số oxi hóa cao nhất của S) nên chỉ có thể giảm (chỉ thể hiện tính oxi hóa).

b) Phương trình phản ứng hóa học:

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,46g CrCl2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu kết tủa (A). Nung (A) trong không khí đến khối lượng không đổi thu m gam chất rắn. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,46g CrCl2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu kết tủa (A). Nung (A) trong không khí đến khối lượng không đổi thu m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2màu vàng + 2NaCl

2Cr(OH)2 + 1/2O2    --nung--> Cr2O3 +2H2O

nCrCl2 = 0,02 mol => nCr2O3 = 1/2 . 0,02 = 0,01 mol

mCr2O3 = 152. 0,01 = 1,52g

                                               

 

Xem đáp án và giải thích
Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Số mol glucozơ là: nGlucozo = 0,2 mol

C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2 NH4NO3

Số mol Ag = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.108 = 43,2 (g)

Số mol AgNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.170 = 68 (g)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4. a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra? b. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng? c. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra?

b. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng?

c. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng?


Đáp án:

a. Phương trình phản ứng:

   4P + 5O2 → 2P2O5    (1)

   P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O    (2)

b.

Theo pt: nNaOH = 4. nP2O5 = 4. 0,1 = 0,4 mol

Khối lượng NaOH = 0,4. 40 = 16 g

Khối lượng dung dịch NaOH = [16.100]/32 = 50g

c. Theo pt: nNa2HPO4 = 2.nP2O5 = 0,1. 2 = 0,2 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = khối lượng các chất tham gia phản ứng = mNaOH + mP2O5 = 50 + 0,1.142 = 64,2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…