Một hơp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu; 20% S và 40% O. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (biết khối lượng mol của hợp chất là 160 g/mol)
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
mCu = (40.160)/100 = 64g
mS = 32g; mO = 64g
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
nCu = 1 mol; nS = 1 mol; nO = 4 mol
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có : 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.
Vậy công thức hoá học của hợp chất là: CuSO4
Cho 28,8 gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HNO3. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X gồm N2, N2O có số mol lần lượt là 0,1 và 0,15 mol. Giá trị của a là
Giải
ta có : nMg = 28,8 : 24 = 1,2 mol
BTNT Mg => nMg(NO3)2 = 1,2 mol
Kiểm tra có NH4NO3? Ta có 2nMg = 10nN2 + 8nN2O
→ 2.1,2 = 10.0,1 + 8.0,15 vô lí => tạo NH4NO3
2nMg = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3
→ nNH4NO3 = (2.1,2 – 10.0,1 – 8.0,15) : 8 = 0,025 mol
BTNT N => n HNO3 = 2nMg(NO3)2 + 2nNH4NO3 + 2nN2 + 2nN2O
= 2.1,2 + 2.0,025 + 2.0,1 + 2.0,15 = 2,95 mol
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?
Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.
So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:
- Giống nhau: có sự dùng chung electron.
- Khác nhau:
+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.
+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.
So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.
- Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.
- Khác nhau:
+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.
+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.
Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 nung nóng thu được 11,2g Fe. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng
nFe = 0,2 mol
3H2 + Fe2O3 --t0--> 2Fe + 3H2O
0,3 ← 0,2 (mol)
Thể tích khí H2 đã tham gia phản ứng là:
VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,3 = 6,72 lít
Câu A. Ag
Câu B. Pb
Câu C. Cu
Câu D. Zn
Câu A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3
Câu B. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3
Câu C. Fe không thể tan trong dung dịch CuCl2
Câu D. Cu không thể tan trong dung dịch CuCl2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip