Hãy cho ví dụ về tinh thể ion và cho biết bản chất lực liên kết trong các tinh thể ion.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho ví dụ về tinh thể ion và cho biết bản chất lực liên kết trong các tinh thể ion.


Đáp án:

Ví dụ về tinh thể ion: K2O, BaCl2, CaF2. Bản chất lực liên kết trong tinh thể ion là tương tác tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y, đơn chức, no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của X, Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y, đơn chức, no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của X, Y?


Đáp án:

Đặt công thức chung của X, Y là CnH2nO2

CnH2nO2+ (3n/2-1) O2 → nCO2+ nH2O

Đặt nX = a mol ; nO2= a(1,5n-1) = 0,1775 mol; nCO2 = an = 0,145 mol

→ a = 0,04 mol và n = 3,625

Do cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ → Hai este đồng đẳng kế tiếp nhau → X và Y là C3H6O2 và C4H8O2

Đặt công thức chung của 2 etse là RCOOR’

RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH

0,04                0,04 mol

→ MRCOOK= 3,92/ 0,04 = 98 → MR = 15→ R là CH3

→ X và Y là CH3COOCH3 và CH3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Em hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi từ một dung dịch muối ăn chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Em hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi từ một dung dịch muối ăn chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).


Đáp án:

Thí nghiệm: cho thêm vào ống nghiệm một lượng muối ăn đến khi dung dịch không hòa tan thêm được muối ăn nữa, ta được dung dịch muối ăn bão hòa.

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ thích hợp?. b) Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao? c) Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,8g sắt thì thể tích (ở đktc) khí hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ thích hợp?.

b) Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?

c) Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,8g sắt thì thể tích (ở đktc) khí hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit là bao nhiêu?


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của các phản ứng:

H2 + CuO → Cu + H2O (1).

3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2).

b) Trong phản ứng (1), (2) chất khử H2 vì chiếm oxi của chất khác, chất oxi hóa là CuO và Fe2O3 vì nhường oxi cho chất khác.

c) Khối lượng đồng thu được từ 6g hỗn hợp 2 kim loại thu được:

mCu = 6g - 2,8g = 3,2g, nCu = 0,05 mol

nFe = 0,05 (mol)

nH2 (1) = nCu = 0,05 mol ⇒ VH2(1) = 22,4 . 0,05 = 1,12 lít

nH2 (2) = 3/2.nFe   = 0,075 mol

⇒ VH2  (2) = 22,4 . 0,075 = 1,68 lít khí H2.

VH2 = VH2(1) + VH2(2) = 1,12 + 1,68 = 2,8(l)

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích. a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3. c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.

a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.

c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.


Đáp án:

a. Nhận biết Al, Mg , Ca, Na

- Cho nước vào 4 mẫu thử:

   + Mẫu kim loại tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt là Na

   + Mẫu kim loại tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục là Ca

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

   + Hai mẫu thử không tan trong nước là Al và Mg

- Hai kim loại không tan trong nước ta cho dung dịch NaOH vào, kim loại nào phản ứng có khí bay ra là Al, còn lại là Mg

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

b. Nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, AlCl3

Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu thử:

   + Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan là : AlCl3.

   + Mẫu thử nào dung dịch có vẩn đục là CaCl2

   + Mẫu thử nào dung dịch trong suốt là NaCl.

PTHH:

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

CaCl2 + 2NaOH → Ca(OH)2 + 2NaCl

c. Nhận biết các chất bột CaO, MgO, Al2O3

Cho nước vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào tan trong nước là CaO, hai mẫu thử không tan trong nước là MgO và Al2O3

CaO + H2O → Ca(OH)2

Lấy Ca(OH)2 ở trên cho vào 2 mẫu thử không tan trong nước. Mẫu thử nào tan ra là Al2O3, còn lại là MgO

Ca(OH)2 + Al2O3 → Ca(AlO2)2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?


Đáp án:

Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…