Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 25oC. hãy xác dịnh dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa?
Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36g.
100g H2O ở 25oC hòa tan 36g NaCl
75g H2O ở 25oC hòa tan x?g NaCl
=> x = mNaCl = 27g
Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hòa. Vì dung dịch này có thể hòa tan thêm: 27-26,5=0,5(g) NaCl ở 25oC.
Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi:
a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH?
b) Chất nào tác dụng với K? với Zn? Với NaOH? Với K2CO3?
Viết các phương trình hóa học
a) Chất có nhóm – OH: rượu etylic (C2H5OH), CH3COOH.
Chất có nhóm – COOH: axit axetic (CH3COOH).
b) - Chất tác dụng được với K: rượu etylic và axit axetic:
2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2↑
2CH3COOH + 2K → 2CH3COOK + H2↑
- Chất tác dụng được với Zn: CH3COOH
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2↑
- Chất tác dụng được với NaOH : axit axetic và chất béo :
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa
- Chất tác dụng với K2CO3: CH3COOH
2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + CO2↑ + H2O.
Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
Câu A. (1), (3), (4).
Câu B. (1), (2), (3).
Câu C. (1), (4), (5).
Câu D. (1), (3), (5).
Câu A. Kim loại Cu
Câu B. Dung dịch BaCl2
Câu C. Dung dịch NaNO3
Câu D. Dung dịch NaOH
Hãy dùng thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được hai kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Thuốc thử: dung dịch HCl và dung dịch NaOH
- Hòa tan kim loại bằng dd NaOH nhận ra nhôm do nhôm tan ra:
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
- Hòa tan 3 kim loại còn lại bằng dung dịch HCl, nhận ra Ag vì không tan còn Fe, Mg tan ra.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
- Nhỏ dd NaOH vào 2 dung dịch thu được:
+ Nhận ra dd MgCl2 do tạo thành kết tủa màu trắng.
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
+ Nhận ra dung dịch FeCl2 do tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần sang màu đỏ nâu:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ trắng xanh + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H20 → 4Fe(OH)3↓ nâu đỏ
Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi:
a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
Nguyên tử có 20 electron nghĩa là có 20 proton hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 20.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2.
a) Nguyên tử có 4 lớp electron
b) Lớp ngoài cùng có 2 electron
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB