Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol). Tìm x?


Đáp án:

Theo bảo toàn điện tích: 2nCu2+ + nK+ = nNO3- + nSO42-

⇒ 2.0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x ⇒ x = 0,045 (mol)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung nóng 7,26 g hỗn hợp gồm NaHCO3 vào Na2CO3, người ta thu được 0,84 lít khí CO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp trước và sau khi nung.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 7,26 g hỗn hợp gồm NaHCO3 vào Na2CO3, người ta thu được 0,84 lít khí CO2 (đktc).

Hãy xác định khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp trước và sau khi nung.





Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Ta có thể dự đoán sự thay đổi về khối lượng riêng, về thể tích diễn ra như thế nào khi giữ lưu huỳnh đơn tà (Sβ) vài ngày ở nhiệt độ phòng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ta có thể dự đoán sự thay đổi về khối lượng riêng, về thể tích diễn ra như thế nào khi giữ lưu huỳnh đơn tà (Sβ) vài ngày ở nhiệt độ phòng?


Đáp án:

- Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ Sβ -> Sα vì vậy khi giữ Sβ vài ngày ở nhiệt độ phòng thì:

     + Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.

     + Thể tích của lưu huỳnh giảm.

Xem đáp án và giải thích
Khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Hãy cho biết: a. Khối lượng bột nhôm cần dùng? b. Khối lượng của những chất sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Hãy cho biết:

a. Khối lượng bột nhôm cần dùng?

b. Khối lượng của những chất sau phản ứng.


Đáp án:

nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol

Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe

a. nAl = 2.nFe2O3 = 0,2 mol ⇒ mAl = 0,1.27 = 5,4 gam

b. Sau phản ứng : mAl2O3 = 0,1.102 = 10,2 gam; mFe = 0,2.56 = 11,2 gam

Xem đáp án và giải thích
So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.



Đáp án:

Điều kiện xảy ra ăn mòn

Thường xảy ra ở những thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi

 Các điện cực phải khác nhau, có thể là cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại - phi kim hoặc cặp kim loại - hợp chất hóa học (như Fe3C). Trong đó kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn sẽ là cực âm.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn, các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

Cơ chế của sự ăn mòn

Thiết bị bằng Fe tiếp xúc với hơi nước, khí oxi thường xảy ra phản ứng:
3Fe + 4H2O   Fe3O4 + 4H2
3Fe + 2O2   Fe3O4

- Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe- C) (hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại.
- Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương.
Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử:
2H+ + 2e → H2 ;

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa: 
Fe → Fe2+ + 2e
Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O

Bản chất của sự ăn mòn

Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm

Là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.




Xem đáp án và giải thích
Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Tìm kim loại M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Tìm kim loại M?


Đáp án:

Ta có nNO = 4,48 / 22,4 = 0,2 mol.

3M + 4HNO3 → 3M(NO3)n + nNO + 2H2O.

nM = 0,6 / n.

MM = 32n.

=> n = 2 => M = Cu.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…