Hai chất hữu cơ mạch hở X và Y, đều có công thức phân tử C4H8O khi tác dụng với hiđro (xúc tác niken) đều cho một sản phẩm C4H10O. X tác dụng được với natri giải phóng hiđro; Y không tác dụng được với dung dịch bạc nitrat trong amoniac, không tác dụng được với natri và dung dịch brom Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai chất hữu cơ mạch hở X và Y, đều có công thức phân tử  khi tác dụng với hiđro (xúc tác niken) đều cho một sản phẩm . X tác dụng được với natri giải phóng hiđro; Y không tác dụng được với dung dịch bạc nitrat trong amoniac, không tác dụng được với natri và dung dịch brom Xác định công thức cấu tạo của X và Y.





Đáp án:

X mạch hở tác dụng được với hiđro và tác dụng được với natri giải phóng hiđro nên X phải thuộc loại ancol không no, đơn chức 

X có thể có CTCT sau: 
CH2=CHCHOHCH3CH3CH=CHCH2OH; CH2=C(CH3)CH2OH

Y không tác dụng được với dung dịch bạc nitrat trong amoniac, không tác dựng được với natri và dung địch brom nên Y phải thuộc loại xeton. Y là etyl metyl xeton 

Vì khi X, Y tác dụng với hiđro cùng tạo ra một sản phẩm nên X là ancol không no, mạch không nhánh 




 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 5,6g kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl cho 11,1 muối clorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại. Biết kim loại có hóa trị tối đa là III.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,6g kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl cho 11,1 muối clorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại. Biết kim loại có hóa trị tối đa là III.


Đáp án:

Gọi A là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại với hóa trị là x. Công thức phân tử của oxit kim loại là 

Phương trình hóa học của phản ứng 

(2A+16x)g                          (2A+71x)g

5,6 g                                       11,1 g

Theo phương trinh hóa học trên, ta có:

5,6 .(2A+71x) = (2A+16x).11,1

11,2A + 397,6x = 22,2A + 177,6x

220x = 11A

A = 20x

Với: x = 1 -----> A=20 (loại)

x= 2 ----> A = 40 (Ca)

x= 3 -----> A= 60 (loại )




Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?


Đáp án:

Khi Y nặng hơn không khí ⇒ Y là CH3NH2, X là muối amoni

Dung dịch Z làm mất màu Br2 ⇒ Z chứa CH2=CH-COONa

CH2=CH-COOH3NCH3 + NaOH→ CH2=CH-COONa + CH3NH2 + H2O

m = (10,3 : 103). 94 = 9,4g

Xem đáp án và giải thích
Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hóa kim loại M trong muối là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hóa kim loại M trong muối là


Đáp án:
  • Câu A. +1

  • Câu B. +2

  • Câu C. +3

  • Câu D. +4

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau: a. PVC (làm vải giả da) và da thật. b. Tơ tằm và tơ axetat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:

a. PVC (làm vải giả da) và da thật.

b. Tơ tằm và tơ axetat.


Đáp án:

a. Đốt hai mẫu tơ giả và tơ thật sau đó úp lên bề mặt ngọn lửa một phễu lọc có tẩm dung dịch AgNO3. Nếu mẫu thử nào có kết tủa trắng thì đó là PVC (làm da giả)

PVC + O2 → HCl + ...

HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3

Mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật.

b. Tơ tằm khi cháy có mùi khét như tóc cháy, còn tơ axetat thì không.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán CO tác dụng với hỗn hợp oxit sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho khí CO đi qua ống chứa 0,04 mol X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng, ta nhận được 4,784g chất rắn Y (gồm 4 chất), khí đi ra khỏi ống dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062g kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp X là :


Đáp án:
  • Câu A. 24,42%

  • Câu B. 25,15%

  • Câu C. 32,55%

  • Câu D. 13,04%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…