Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước?
Thí nghiệm:
- Khí amoniac được nạp vào đầy bình thuỷ tinh, đạy bình bằng nút cao su có ống thuỷ tinh nhọn xuyên qua.
- Nhúng đầu ống thuỷ tinh vào chậu nước có pha vài giọt phenolphtalein.
- Hiện tượng: Nước dâng lên rất nhanh trong ống thuỷ tinh nhọn sau đó phun lên có tia màu hồng
Giải thích: Khí amoniac tan rất nhanh trong nước là giảm áp suất trong bình nên áp suất ngoài không khí nén vào mặt thoáng của chậu nước làm nước phun lên trong ống thuỷ tinh thành dòng. Amoniac tan trong nước tạo thành dung dịch có tính bazơ làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là gì?
Hòa tan quặng vào HNO3 thoát ra khí màu nâu là NO2.
Dung dịch thu được cho tác dụng với dd BaCl2 → kết tủa trắng là BaSO4 (không tan trong axit mạnh)
⇒ Quặng sắt ban đầu là FeS2
PTHH:
FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Nhỏ từ từ dung dịch chứa a mol NaHCO3 và a mol Na2CO3 vào dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Khi cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Quan hệ giữa a với m, V là gì?
Nhỏ từ từ dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl, hai phản ứng xảy ra đồng thời:
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
nNaHCO3 = nNa2CO3 pư = V/44,8
nNa2CO3dư = a - V/44,8
=> a - V/44,8 = m/100 => a = V/44,8 + m/100
Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng nhiệt nhôm tăng 0,96(g). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đktc), (giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%). Tính khối lượng của A
8Al + 3Fe3O4 −tº→ 9Fe + 4Al2O3
Khối lượng nhôm tăng chính là khối lượng của nguyên tố oxi.
nO (trong Al2O3) = 0,96/16 = 0,06 mol
nAl2O3 = 1/3 n O= 0,06/3 = 0,02 mol
Theo phản ứng: nFe = 9/4 .nAl2O3 = 9/4.0,02 = 0,045 mol
Hỗn hợp A sau phản ứng tác dụng với NaOH dư tạo ra khí H2. Chứng tỏ sau phản ứng nhiệt nhôm, nhôm còn dư:
Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Al + NaOH + H2O --> NaAlO2 + 1,5H2
0,02 0,03
Vậy: mA = mAl dư + mAl2O3 = 0,02.27 + 0,045.56 + 0,02.102 = 5,1 (g)
Từ glucozo, có thể điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây :
Glucozơ → ancoi etylic → buta-1,3-dien → cao Su Buna.
C6H12O6 → 2C2H5OH → C4H6 → Cao su
Pt: 180 kg -H = 100%→ 54Kg
Thực tế: mGlu = 32,4. (180/54): 0,75% = 144kg ←H = 75%- 32,4Kg
Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 435,6 gam muối. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là
Giải
Ta có: m tăng = mCO2 = 52,8 g
→ nO bị khử = nCO2 = 52,8 : 44 = 1,2 mol
BTKL → mT = 300,8 + 1,2.16 = 320 gam
BTNT Fe → nFe = nFe(NO3)3 = 435,6 : 242 = 1,8 mol
BTNT Fe => nFe2O3 = 0,5nFe = 1,8.0,5 = 0,9 mol
→ mFe2O3 = 0,9.160 = 144g
→%mFe2O3 = 45%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB