Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catot thoát ra. Tìm kim loại M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catot thoát ra. Tìm kim loại M?


Đáp án:

Do hai bình mắc nối tiếp điện tích qua chúng không đổi, dẫn tới số mol e trao đổi của chúng bằng nhau:

Q = I.t = (1,6.2.F) : M = (5,4.1.F) : 108 

=> M = 64 (Cu)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2 trong đó khối lượng CO2, H2O là 109,8g. Để đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol Y cần bao nhiêu mol O2
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2 trong đó khối lượng CO2, H2O là 109,8g. Để đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol Y cần bao nhiêu mol O2


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử: Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử: Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học


Đáp án:

Cặp Ag+/Ag và Al3+/Al

EoAl3+/Al = -1,66 (V)

EoAg+/Ag = 0,8 (V)

Chiều của phản ứng:

Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag

Cặp Ag+/Ag và 2H+/H2

EoAg+/Ag = 0,8 (V); Eo2H+/H2 = 0

=> Chiều của phản ứng: H2 + 2Ag+ → 2H+ + 2Ag

Cặp Al3+/Al và 2H+/H2 EoAl3+/Al = -1,66 (V); Eo2H+/H2 = 0

=> Chiều của phản ứng: 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi sau: Sắt (III) sunfat, Magie hiđrocacbonat, Kẽm sunfat, Đồng (II) clorua
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi sau: Sắt (III) sunfat, Magie hiđrocacbonat, Kẽm sunfat, Đồng (II) clorua


Đáp án:

Sắt (III) sunfat: Fe2(SO4)3

Magie hiđrocacbonat: Mg(HCO3)2

Kẽm sunfat: ZnSO4

Đồng (II) clorua: CuCl2

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm ⇒ có Cu2+

Cu2+ + 2OH- → Cu (OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 ⇒ có Fe3+

Fe3+ +3OH- → Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư thì có tối đa bao nhiêu chất tan?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…