Lý thuyết về tính chất hóa học của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?


Đáp án:
  • Câu A. Fe, Ni, Sn Đáp án đúng

  • Câu B. Zn, Cu, Mg

  • Câu C. Hg, Na, Ca

  • Câu D. Al, Fe, CuO

Giải thích:

- Các kim loại đứng trước cặp H+/H2 có thể tác dụng được với HCl. - Các kim loại đứng trước cặp Ag+/Ag có thể tác dụng được với AgNO3. Vậy các kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Mg, Zn, Al, Fe, Ni và Sn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì như thế nào?


Đáp án:

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi. a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại. d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2. e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.

a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.

d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.

e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.


Đáp án:

a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

b.Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

c.Cho từ từ dd Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan ngay.

Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

d. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4].

Xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3

NaAlO2 + 2H2O + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3

e.Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dd Na[Al(OH)4].

Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo của Al(OH)3 sau đó khi HCl dư thì kết tủa tan ra

2NaAlO2 + 2HCl + 2H2O → 2NaCl + 2Al(OH)3

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Nêu một số hợp chất trong đố nitơ và photpho có số oxi hóa -3, +3, +5.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nêu một số hợp chất trong đố nitơ và photpho có số oxi hóa -3, +3, +5.


Đáp án:

Số oxi hóa                             -3                               +3                                     +5

Hợp chất nito                         NH3                        N2O3                                N2O5

Hợp chất photpho                 PH3                          P2O3                               P2O5

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng thu được 1 gam chất rắn và dung dịch chứa 27 gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng thu được 1 gam chất rắn và dung dịch chứa 27 gam muối. Giá trị của m là

Đáp án:

Chất rắn là Fe dư
=> muối là Fe(NO3)2 = 0,15 mol
=> mFe= 0,15.56 + 1 = 9,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng. (b) Cho Fe vào dung dịch KCl. (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. (d) Đốt dây sắt trong Cl2. (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

     (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng.              

     (b) Cho Fe vào dung dịch KCl.

     (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.               

     (d) Đốt dây sắt trong Cl2.

     (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.

Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là


Đáp án:

Thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là (a), (e).

(a) Fe dư  + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 => tạo muối FeSO4  

(e) Fe3O+ 4H2SO4 → FeSO+ Fe2(SO4)+ 4H­2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

68 Game Bài
Loading…