Lý thuyết về cấu trúc không gian của polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:


Đáp án:
  • Câu A. Polietilen

  • Câu B. Poli(vinyl clorua)

  • Câu C. Amilopectin

  • Câu D. Nhựa bakelit Đáp án đúng

Giải thích:

- Các polime mạch phân nhánh thường gặp là amilopectin và glicozen. - Các polime mạch không gian thường gặp là cao su lưu hóa và nhựa rezit (nhựa bakelit) . - Các polime mạch không phân nhánh thường gặp là còn lại.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua. (b) Sục khí hidro sulfua vào dung dịch đồng (II) sulfat. (c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm  FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Vì dd Y + AgNO3 thoát ra khí NO => trong Y phải có H+ dư và Fe2+

4H+ + NO3- + 3e   → NO + 2H2O

0,4                          → 0,1                   (mol)

=> nNO(1) = ∑ nNO – nNO(2) = 0,1 – 0,02 = 0,08 (mol)

BTNT N : nFe(NO3)2 = 1/2 nNO(1) = 0,08/2 = 0,04 (mol) = c  (1)

BTKL: mX = 127a + 64b +180c = 23,76  (2)

BTĐT đối với dd Z : 3(a+c) +2b = 0,56  (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,08 (mol); b = 0,1 (mol); c = 0,04 (mol)

BTNT Cl: nAgCl = nCl- = 2a+ 0,4 = 2.0,08 + 0,4 = 0,56 (mol)

BTNT Ag: nAg = ∑ nAgCl – nAgCl = 0,58 – 0,56 = 0,02 (mol)

=> Khối lượng kết tủa: m = mAgCl + mAg = 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52 (g)

=>Đáp án B

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2: nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2: nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu


Đáp án:

Giả sử X, Y + 2,475 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O + 0,25 mol N2

Theo đề bài ⇒ x/y = 10/13

Bảo toàn nguyên tố oxi → 2x + y = 2.2,475

Tìm được x = 1,5 mol; y = 1,95 mol

Bảo toàn Khối lượng:

⇒ mX + mY = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.28 = 28,9 g

Xem đáp án và giải thích
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yêu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yêu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?


Đáp án:

Sự dịch chuyển cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: nồng độ, áp suất và nhiệt độ

- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau nên có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.

Xem đáp án và giải thích
Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì?


Đáp án:

Ý nghĩa của các cách viết:

    2C ⇔ hai nguyên tử cacbon

    5O ⇔ năm nguyên tử oxi

    3Ca ⇔ ba nguyên tử canxi

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Các đối tác

Loading…