Chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?


Đáp án:

Chất stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?


Đáp án:

Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol

Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít

Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:

Áp dụng công thức: CM = 4/5 = 0,8 mol/l

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng: a) Nhôm b) Thủy tinh c) Chất dẻo
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:

a) Nhôm

b) Thủy tinh

c) Chất dẻo


Đáp án:

a) Ba vật thể được làm bằng nhôm: Ấm đun bằng nhôm, vành xe đạp, chảo nhôm.

b) Ba vật thể được làm bằng thủy tinh: Lọ cắm hoa, ống nghiệm thủy tinh, bình thủy tinh hình nón.

c) Ba vật thể được làm bằng chất dẻo: Bình đựng nước uống tinh khiết, ruột bút bi, bịch nilon.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau: metan,etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất sau: metan,etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom

  • Câu B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac

  • Câu C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom

  • Câu D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemangalat

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là 


Đáp án:

Giải

Chất rắn T gồm 3 kim loại là Cu (x), Ag (2x) và Fe dư (y)

mT = 64.x + 108.2x + 56y = 61,6 (1)

Bảo toàn electron: 2.x + 2.x + 3y = 0,55.2 (2)

Từ (1), (2) → x = 0,2 và y = 0,1

Bảo toàn electron:

2(a - y) + 0,25.2 = 2.x + 2.x → a = 0,25

Xem đáp án và giải thích
Hóa trị là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa trị là gì?


Đáp án:

Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…