Lưu huỳnh thề hiện tính khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng hóa học sau: (a) S + O2 → (t0) SO2; (b) S + 3F2 (t0)→ SF6; (c) S + Hg → HgS; (d) S + 6HNO3 đặc (t0)→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Giải thích:

S thể hiện tính khử khi số oxi hóa của S tăng. Bao gồm các phản ứng: (a) S + O2 (t0)→ SO2; (b) S + 3F2 (t0)→ SF6; (d) S + 6HNO3 đặc (t0)→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O => B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích. b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.

b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.


Đáp án:

Các phản ứng hoá học xảy ra trên hai đĩa cân :

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2

a) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất :

Số mol các chất tham gia ( 1 ) : nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol bằng số mol HNO3

Số mol các chất tham gia (2) : nMgCO3 = 20/84 ≈ 0,24 mol nhiều hơn số mol HNO3

Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2). Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 (gam). Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.

b) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai :

Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng :

Phản ứng ( 1 ) : 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,2 = 8,8 (gam).

Phản ứng (2) : 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,24 = 10,56 (gam).

Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3.

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học 


Đáp án:

Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Do giai đoạn này xảy ra hiện tượng parafin biến đổi có tạo thành chất mới là CO2 và hơi nước.

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.


Đáp án:

Áp dụng bảo toàn electron cho các quá trình oxi hóa và khử tổng hợp từ các giai đoạn của các phản ứng.

Ta có: nFe = 16,8/56 = 0,3(mol); nSO2 = 5,6/22,5 = 0,25(mol)

    Theo bảo toàn electron ta có: 4a + 0,5 = 0,9 ⇒ a = 0,1(mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mX = mFe + mO2 = 16,8 + 32a = 16,8 + 32.0,1 = 20(gam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho khí CO qua m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 nung nóng, một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ba(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 18,0 gam muối. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho khí CO qua m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 nung nóng, một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ba(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 18,0 gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

nO (bị lấy) = nCO2 = nBaCO3 = 0,06 mol

nFe2(SO4)3 = 0,045 mol

=> nFe = 0,09 mol

BT e -> 3nFe = 2nSO2 + 2nO(Y) 

=> nO(Y) = 0,09 mol

=> mX = mFe + mO(Y) + mO (bị lấy) = 7,44 gam

Xem đáp án và giải thích
Có các gói bột sau : Al, Fe, Ag, Al2O3. Trình bày cách phân biệt các chất trong mỗi gói bằng phương pháp hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các gói bột sau : Al, Fe, Ag, Al2O3. Trình bày cách phân biệt các chất trong mỗi gói bằng phương pháp hoá học.



Đáp án:

- Dùng dd NaOH: Al phản ứng tạo khí, Al2O3 bị hòa tan không có khí

- Dùng dd HCl: Fe phản ứng tạo khí, Ag không phản ứng.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…