Cho dung dịch chứa các chất sau: X1: C6H5-NH2; X2: CH3-NH2; X3: NH2-CH2-COOH; X4: HOOC-CH2-CH2-CHNH2-COOH; X5: H2N-CH2-CH2-CH2-CHNH2-COOH. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?
Câu A. X1, X2,X3
Câu B. X2, X5 Đáp án đúng
Câu C. X2,X3
Câu D. X3,X4,X5
Các chất có số nhóm NH2 > số nhóm COOH thì sẽ phân hủy trong nước tạo môi trường bazo.
Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch?
Số mol H2 là nH2 = 0,6/2 = 0,3(mol)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn trong dung dịch x, y > 0
BT e: nH2 = x + y = 0,3 mol.
mhh = 24x + 65y = 15,4.
Khối lượng muối là m = x(24 + 71) + y(65 + 71)
m = 24x + 65y + 71(x + y) = 15,4 + 71.0,3 = 36,7 (g)
Người ta nói rằng những chất vật lí chung của kim loại, như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim chủ yếu là do những electron tự do trong kim loại gây ra. Đúng hay sai? Hãy giải thích
Đúng, do electron tự do là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, có ánh kim. Tuy nhiên các tính chất vật lí của kim loại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực.
b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.
a. Chất béo là các chất hữu cơ không phân cực nên tan được trong các dung môi không phân cực và không tan được trong các dung môi phân cực như nước.
b. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các triglixerit chứa các gốc axit béo no cao hơn các triglixerit chứa các gốc axit béo không no
Câu A. 39,40 g
Câu B. 23,75 g
Câu C. 75,25 g
Câu D. 59,10 g
Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Số mol glucozơ là: nGlucozo = 0,2 mol
C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2 NH4NO3
Số mol Ag = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.108 = 43,2 (g)
Số mol AgNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.170 = 68 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet