Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron tạo nên một nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17.
a) Tính số p và số e có trong nguyên tử.
b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố.
c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử.
d) Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O?
Trong 1 nguyên tử có số p = số e và nơtron là hạt không mang điện.
Theo đề bài, ta có: n = 17
số p = số e = (49-17)/2 = 16
Vậy số p và số e bằng 16.
b) Nguyên tố này là lưu huỳnh, kí hiệu S, nguyên tử khối là 32 đvC.
c) Sơ đồ đơn giản của nguyên tử S:
d) Nguyên tử lưu huỳnh có 3 lớp electron và 6 eletron lớp ngoài cùng
+ Khác: với nguyên tử O chỉ có 2 lớp electron.
+ Giống: với nguyên tử O là có cùng 6e ở lớp ngoài cùng.
Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)
Trình bày cách phân loại acid.
Dựa vào cấu tạo axit chia làm 2 loại:
+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF,...
+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3,...
Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :
a) AgNO3 và Pb(NO3)2.
b) AgNO3 và Cu(NO3)2.
c) AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.
b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.
c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.
Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)
Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,5 = 1 (mol)
Khối lượng muối tạo thành bằng: 16 + 1. 35,5 = 51,5 (gam).
Thủy phân 37 gam hai este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140oC , thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng muối trong Z?
R1COOR2 + NaOH → R1COONa + R2OH (1)
2R2OH -H2SO4, 140oC→ R2OR2 + H2O (2)
neste = 0,5 mol → nancol = nNaOH = neste = 0,5 mol
→ nH2O = nancol/2 = 0,25 mol → mH2O = 0,25.18 = 4,5 g
BTKL cho PT (2): mancol = meste + mH2O = 14,3 + 4,5 = 18,8g.
BTKL cho PT (1): mmuối (Z) = meste + mNaOH – mancol = 37 + 0,5.40 – 18,8 = 38,2g.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet