Tạo sao photpho trắng và photpho đỏ lại khác nhau về tính chất vật lí? Trong điều kiện nào thì photpho trắng chuyển thành photpho đỏ và ngược lại?
Photpho trắng và photpho đỏ lại khác nhau về tính chất vật lí là do photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, còn photpho đỏ có cấu trúc polime. Khi đun nóng đến 250oC không có không khí photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.
Khi làm lạnh hơi photpho đỏ ngưng tụ lại thành photpho trắng.
Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?
Chất stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
Cho glucozơ lên men rượu với hiệu suất 70%, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,5M (D = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 3,21%. Tính khối lượng glucozơ đã dùng?
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 (1)
CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (3)
Đặt nNaHCO3 = a (mol); nNa2CO3 = b (mol).
Theo phản ứng (2)(3) thì tổng số mol NaOH = a + 2b =1 (mol) (*)
mmuối = 84a + 106b (gam).
mddNaOH ban đầu = 2.103 . 1,05 = 2100 (g)
Theo phản ứng (2)(3), nCO2 = a + b ⇒ mCO2 = 44(a + b) (gam).
mdd thu được = 2100 + 44(a + b) (gam).
C% muối = (84a + 106b): [2100 + 44(a + b)] = 3,21%
⇒ 82,5876a + 104,5876b = 67,41 (**)
Từ (*)(**) ⇒ a = 0,5 và b = 0,25.
nCO2 = a + b = 0,5 + 0,25 = 0,75 (mol).
nglucôzơ = 1/2. nCO2 = 0,75: 2 = 0,375 (mol).
H = 70% ⇒ mglucôzơ đã dùng = 0,375.180 :70% = 96,43 (gam).
Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.
c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên
a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học
c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein
Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế từ quặng apatit. Tại sao điều chế bằng phương pháp này lại không tinh khiết ?
Phương trình hoá học của phản ứng điều chế từ quặng apatit :
3Ca3(PO4)2.CaF2 + 10H2SO4 6 + 10CaSO4 + 2HF
điều chế bằng phương pháp này không tinh khiết, vì tất cả các tạp chất có trong quặng apatit tạo được muối sunfat hoặc photphat tan đều chuyển vào dung dịch .
Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là
Giải
Ta có Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,03 mol
X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)
mX = 24a + 56b + 0,03.116 = 4,4
3,8 gam rắn gồm MgO, Fe2O3 nên ta có:
mrắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8
→ a = 0,015; b = 0,01
→ Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)
nKOH = 0,16. Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 mol
→ mKNO2 = 13,6g > 13,165g: Vô lý, suy ra KOH còn dư.
→ Chất rắn gồm KNO2 (x) và KOH dư (y)
→ 85x + 56y = 13,165 và x + y = 0,16 => x = 0,145; y = 0,015
Ta có: 2x + 3(y + 0,03) = 0,15 > x = 0,145 mol nên Y chứa Fe2+ => HNO3 hết
Y chứa Mg2+ (0,015 mol), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145 mol)
nHNO3 = (20.56,7%)/63 = 0,18 mol
→ nH2O= 0,09 mol
Bảo toàn khối lượng → mZ = 2,53g
→ mddY = mX + mddHNO3 - mZ = 21,87g
→ C%Mg(NO3)2 = 10,15%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB