Lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:

Đáp án:
  • Câu A. 7,312 gam Đáp án đúng

  • Câu B. 7,512 gam

  • Câu C. 7,412 gam

  • Câu D. 7,612 gam

Giải thích:

Chọn A. - Khi đốt cháy chất béo trên thì: ----BTKL-----> m = 44nCO2 + 18nH2O - 32nO2 = 17,72 g. ----BT: O----> nX = nO(X)/6 = [2nCO2 + nH2O - 2nO2]/6 = 0,02 mol. - Xét trong 7,088 gam X thì: nX = 0,008 mol => nNaOH = 0,024 mol. => mmuối = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 7,312 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu ra ví dụ về phản ứng hóa hợp của: a) hai đơn chất. b) hai hợp chất. c) một đơn chất và một hợp chất. Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ra ví dụ về phản ứng hóa hợp của:

a) hai đơn chất.

b) hai hợp chất.

c) một đơn chất và một hợp chất.

Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

a) Hai đơn chất: 2H2 + O2 → 2H2O; 2K + Cl2 → 2KCl

b) Hai hợp chất: CaO + H2O → Ca(OH)2 ; SO3 + H2O → H2SO4

c) Từ một đơn chất và một hợp chất: 2SO2 + O2 → 2SO3;

4FeO + O2 → 2Fe2O3

Ở a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi;

ở b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích
Giá trị của m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp M gồm amino axit X (no, mạch hở, phân tử chỉ chưa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) và este Y tạo bởi X và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam M bằng 1 lượng O2 vừa đủ thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 11,30 gam.

  • Câu B. 12,35 gam.

  • Câu C. 12,65 gam.

  • Câu D. 14,75gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư, thu được chất khí B và kết tủa C. Đem nung C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng chất rắn D.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,1 mol FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư, thu được chất khí B và kết tủa C. Đem nung C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng chất rắn D.


Đáp án:

2FeCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl

0,1                                               0,1                0,15              mol

⇒ Chất khí B là CO2, kết tủa C là Fe(OH)3

⇒ VCO2= 0,15.22,4 = 3,36 lít

2Fe(OH)--t0--> Fe2O3 + 3H2O

0,1                          0,05

⇒ Chất rắn D là Fe2O3

⇒ mD = 0,05.160 = 8 g

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là:

Đáp án:
  • Câu A. H2, Pt, F2.

  • Câu B. Zn, O2, F2.

  • Câu C. Hg, O2, HCl.

  • Câu D. Na, Br2, H2SO4 loãng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy mô tả cấu trúc của mạng tinh thể kim cương. Liên kết giữa các nguyên tử đó là kiểu liên kết gì? Cho biết tính chất của tinh thể kim cương.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy mô tả cấu trúc của mạng tinh thể kim cương. Liên kết giữa các nguyên tử đó là kiểu liên kết gì? Cho biết tính chất của tinh thể kim cương.


Đáp án:

- Cấu trúc tinh thể kim cương: Trong tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử C lân cận bằng 4 liên kết cộng hóa trị. Các nguyên tử C nằm trên 4 đỉnh của các tứ diện đều và tạo thành mạng tinh thể.

- Tính chất của tinh thể kim cương: Rất bền, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…