Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là bao nhiêu?


Đáp án:

Chỉ có mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:

 ⇒ nC12H22O11 (mantozơ) = 1/2 . nAg = 1/2.0,216/108 = 0,001 mol

    ⇒ mC12H22O11 (mantozơ) = 342.0,001 = 0,342 g

    Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ = (342 - 0,342)/342 = 99%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kali là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kali là gì?


Đáp án:

- Kali là một kim loại kiềm được phát hiện bởi Sir Humphry Davy năm 1807, ông tách nó ra từ dung dịch KOH. Kim loại kiềm này là kim loại đầu tiên được điều chế bằng điện phân.

- Kí hiệu: K

- Cấu hình electron: [Ar] 4s1

- Số hiệu nguyên tử: 19

- Khối lượng nguyên tử: 39 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: số 19

   + Nhóm: IA

   + Chu kì: 4

- Đồng vị: 39K, 40K, 41K.

- Độ âm điện: 0,82

Xem đáp án và giải thích
Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol nCO2:nH2O=3:4. Tìm công thức phân tử của 3 ancol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra  và  theo tỉ lệ số mol . Tìm công thức phân tử của 3 ancol





Đáp án:

Công thức phân tử của ancol A : 

Khi đốt cháy A

Ta có a : b =3 : 8 , A có công thức 

Tương tự ta có CTPT của B và C là  và 

Các ancol đều no, mạch hở có dạng 

Vì chúng không phải đồng phân của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Cụ thế




Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm

   + Ống 1: chứa 3ml dd HCl 18%

Ống 2: chứa 3ml dd HCl 6%

   + Cho đồng thời viên kẽm có kích thước giống nhau vào 2 ống nghiệm.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Viên kẽm trong ống 1 tan nhanh hơn, khi thoát ra mạnh hơn so với ống 2.

- Giải thích: Do nồng độ axit trong ống 1 lớn hơn trong ống 2 nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh hơn ống 2.

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất tham gia phản ứng.

2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

- Tiến hành TN:

   + Lấy 2 ống nghiệm mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%

   + Đun nóng ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên

   + Cho đồng thời 1 hạt Zn có cùng kích thước vào 2 ống nghiệm

- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.

- Giải thích: Do ống 1 được đun nóng, nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh và mạnh hơn

PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ

3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%

   + Chuẩn bị 2 mẫu Zn có khối lượng bằng nhau. Trong đó mẫu 1 đem nghiền nhỏ.

   + Bỏ mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn vào ống 1, mẫu Zn còn lại bỏ vào mẫu 2.

- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.

- Giải thích: Do ống 1 kích thước hạt nhỏ hơn nên diện tích tiếp xúc với axit nhiều hơn do đó phản ứng xảy ra nhanh và mạnh hơn

PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

- Kết luận: Khi tăng diện tích tiếp xúc các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học

- Tiến hành TN: Chuẩn bị dụng cụ như hình 7.5

+ Nạp đầy NO2 vào cả 2 ống (a), (b) cho đều nhau.

   + Đóng khóa K lại

   + Ống (a) ngâm trong nước đá, ống (b) ngâm trong nước nóng 80-90oC

   + Nhấc 2 ống ra, so sánh màu 2 ống.

- Hiện tượng: Ống (a) màu nhạt hơn ống (b)

- Giải thích: Khi làm lạnh ống (a), các phân tử NO2 (màu nâu đỏ) trong ống đã phản ứng tạo ra N2O4 (không màu).

PTHH: 2NO2 (k)     ⇆     N2O4(k)       ΔH = -58kJ

      Màu nâu đỏ               không màu

- Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng thu nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

nX = 10,3/103 = 0,1 mol

X tác dụng NaOH tạo khí Y nên X: R1COOH3NR2

Dung dịch Z làm mất màu nước Brom nên R có liên kết đôi C=C, suy ra R ≥ 27 (1)

Khí Y làm giấy quì tím ẩm hóa xanh nên Y: R2NH2 và MY > 29 ⇒ R2 + 16 > 29

⇒ R2 > 13 (2)

Ta có: MX = R1 + R2 + 67 = 103 suy ra R1 + R2 = 42 (3)

Từ (1), (2), (3) ⇒ R1 = 27: CH2=CH- và R2 = 15: CH3-

CH2=CH-COOH3NCH3 (0,1mol) + NaOH (0,1 mol) → CH2=CH-COONa + CH3NH2↑ + H2O

Giá trị m = 0,1.94 = 9,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Cách nào sau đây có thể dùng để điểu chế etyl axetat?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cách nào sau đây có thể dùng để điểu chế etyl axetat?


Đáp án:
  • Câu A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc

  • Câu B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric đặc

  • Câu C. Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt

  • Câu D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…