Lập các phương trình hóa học sau và cho biết As, Bi và Sb2O3 thể hiện tính chất gì?
a) As + HNO3 → H3ASO4 + H2O
b) Bi + HNO3 → Bi(NO3)3+ NO + H2O
c) Sb2O3 + HCl → SbCl3 + H2O
d) Sb2O3 + NaOH → NaSbO2 + H2O
a) As + 5HNO3 → H3ASO4 + H2O + 5NO2 (As: chất khử)
b) Bi + 4HNO3 → Bi(NO3)3+ NO + 2H2O (Bi: chất khử)
c) Sb2O3 + 6HCl → 2SbCl3 + 3H2O (Sb2O3 đóng vai trò bazơ)
d) Sb2O3 + 2NaOH → 2NaSbO2 + H2O (Sb2O3 đóng vai trò axit)
Vậy Sb2O3 là hợp chất lưỡng tính.
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, phản ứng xong thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V?
Ta có: nHCl = 0,8 mol; nH2 = 0,1 mol
Có Fe dư => muối tạo thành là FeCl2
BTNT Cl => nHCl = 2nFeCl2 => nFeCl2 = 0,4 mol
BTNT H => nHCl = 2nH2 + 2nH2O
=>nH2O = (0,8 – 2.0,1): 2 = 0,3 mol
BTNT O => nO = 0,3 mol
Quy đổi X thành Fe (0,4 + 2,8/56 = 0,45 mol) và O (0,3 mol)
BT e => 3nFe = 2nSO2 + 2nO
=>nSO2 = (3.0,45 – 2.0,3) : 2 = 0,375 mol
=> V = 8,4 lít
Câu A. 0,3 lít
Câu B. 0,2 lít
Câu C. 0,4 lít
Câu D. 0,5 lít
Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là
100 ml X gồm C3H9N & CxHy + O2 --> 750 ml [N2 & CO2 & H2O] ---H2SO4--> 350 ml {N2; CO2}
VH2O = 750 -350 = 400 ml
Nếu hidrocacbon là ankan:
Vankan + Vamin = VH2O – (VCO2 + VN2) = 400 - 350 = 50ml ≠ 100ml → Loại
⇒ Hidrocacbon là anken CnH2n
Bảo toàn nguyên tố H: nH amin + nH anken = 50.9 + 50.2n = 2nH2O = 2. 400 = 800 ⇒ n = 3,5
⇒ hai anken C3H6 và C4H8
Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxyl glyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Câu A. 6
Câu B. 4
Câu C. 5
Câu D. 3
Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín:
CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ
Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3
a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?
b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích.
- Thêm khí CO2 vào.
- Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.
- Tăng dung tích của bình phản ứng lên.
- Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.
c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
Phản ứng nung vôi: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ
a) Phản ứng trên là thu nhiệt
b) - Khi thêm khí CO2, hằng số cân bằng KC tăng vì KC = [CO2]:
- Lượng CaCO3(r) không ảnh hưởng đến KC.
- Khi tăng dung tích của bình phản ứng, KC giảm vì [CO2] giảm.
- Khi giảm nhiệt độ, cân bằng của phản ứng nung vôi chuyển dịch theo chiều nghịch. Nồng độ CO2 giảm dẫn đến KC giảm.
c) Miệng các lò nung vôi để hở vì làm như vậy áp suất khí CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Nếu đậy kín, áp suất khí CO2 tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Giải thích: Áp dụng nguyên lí La Sơ-tơ-li-ê nên Kc = [CO2].
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB