Xác định kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. Al và AgCl

  • Câu B. Fe và AgCl Đáp án đúng

  • Câu C. Cu và AgBr

  • Câu D. Fe và AgF

Giải thích:

- Khi cho kim loại M (Fe) tác dụng với phi kim X (Cl2) : Fe + Cl2→ FeCl3; Fe + FeCl3→ FeCl2. - Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z gồm FeCl2, FeCl3. - Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z : FeCl3 + 3AgNO3 →Fe(NO3)3 + 3AgCl; FeCl2 + 3AgNO3→ Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag - Đem chất rắn G gồm AgCl, Ag vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư : Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O; AgCl + HNO3: không phản ứng → Chất rắn F là AgCl.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với bốn nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O. a) Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X. b) Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với bốn nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O

   a) Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

   b) Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.


Đáp án:

 a) Phân tử gồm 1X và 4H

   Phân tử khối của hợp chất trên: X + 4 = 16.

   Nguyên tử khối của X = 16 – 4 = 12đvC.

   Vậy X là nguyên tố cacbon: C

   b) Phần trăm về khối lượng cacbon có trong CH4 là: %C = (12/16).100% = 75%

Xem đáp án và giải thích
Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên: a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó? b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó? c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao? d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?


Đáp án:

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

PTHH: CaCO3 --t0--> CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết thành phần của dầu mỏ. Tại sao dầu mỏ lại không có nhiệt độ sôi nhất định? Có thể biểu thị thành phần của dầu mỏ bằng một công thức nhất định được không? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết thành phần của dầu mỏ. Tại sao dầu mỏ lại không có nhiệt độ sôi nhất định? Có thể biểu thị thành phần của dầu mỏ bằng một công thức nhất định được không? Tại sao?


Đáp án:

- Dầu mỏ là hỗn hợp lỏng, sánh, màu sẫm, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Dầu mỏ khai thác được từ các mỏ dầu dưới lòng đất (trong lục địa cũng như ngoài thềm lục đia). Dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren (hiđrocacbon thơm). Ngoài hiđrocacbon ra, trong dầu mỏ còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.

- Dầu ở các mỏ khác nhau thường có thành phần các lợi hiđrocacbon và các tạp chất rất khác nhau nhưng về thành phần nguyên tố thì thường như sau: 83-87% C, 11-14% H, 0,01-2% N. các kim loại nặng vào khoản phần triệu đến phần vạn.

Xem đáp án và giải thích
Ăn mòn kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho lá hợp kim Fe - Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. (2) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3. (3) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng. (4) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn hóa học là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là


Đáp án:

nSO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

⇒ mhh = mCu + mFe

Bảo toàn electron: 2nCu + 3nFe = 2nSO2

⇒ 64nCu + 56nFe = 15,2; 2nCu + 3nFe = 2.0,3

⇒ nCu = 0,15; nFe = 0,1 ⇒ %mFe = 0,01.56/15,2.100% = 36,84%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…