Ion Ca2+ có cấu hình electron giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm và ion halogen nào? Viết cấu hình electron của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ion Ca2+ có cấu hình electron giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm và ion halogen nào? Viết cấu hình electron của chúng.


Đáp án:

Cấu hình của ion Ca2+: 1 s22s22p63s23p6. Giống cấu hình electron của nguy tử khí hiếm đứng trước nó là agon (Ar) và cấu hình electron của ion Cl-

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oxi hóa 4,6 gam hỗn hợp chứa cùng số mol của hai ancol đơn chức, thành anđêhit thì dùng hết 7,95 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđêhit thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo hai ancol đó. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa 4,6 gam hỗn hợp chứa cùng số mol của hai ancol đơn chức, thành anđêhit thì dùng hết 7,95 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđêhit thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo hai ancol đó. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

nCuO = 7,95/80 = 0,1 (mol); nAg = 32,4/108 = 0,3 (mol)

Do ancol đơn chức ⇒ tổng số mol 2 ancol = tổng số mol CuO

Vì nAg > 2nancol ⇒ trong hỗn hợp có CH3OH (tạo ra HCHO phản ứng cho lượng Ag gấp đôi các andehit đơn chức khác)

nCH3OH = nRCH2OH = 0,1:2 = 0,05 mol

PTHH:

CH3OH + CuO → HCHO + Cu + H2O

RCH2OH + CuO → RCHO + Cu + H2O

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → 4NH4NO3 + (NH4)2CO3 + 4Ag

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2NH4NO3 + (NH4)2CO3 + 2Ag

mhh ancol = 32. 0,05 + (R + 31).0,05 = 4,6 ⇒ R=29 (-C2H5)

Hỗn hợp 2 ancol gồm: CH3OH và CH3CH2CH2OH

Xem đáp án và giải thích
Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: a) Những chất tạo nên từ hai ... trở lên được gọi là ... b) Những chất có ... gồm những nguyên tử cùng loại ... được gọi là ... c) ... là những chất tạo nên từ một ... d) ... là những chất có ... gồm những nguyên tử khác loại ... e) Hầu hết các ... có phân tử là hạt hợp thành, còn ... là hạt hợp thành của ... kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:

a) Những chất tạo nên từ hai ... trở lên được gọi là ...

b) Những chất có ... gồm những nguyên tử cùng loại ... được gọi là ...

c) ... là những chất tạo nên từ một ...

d) ... là những chất có ... gồm những nguyên tử khác loại ...

e) Hầu hết các ... có phân tử là hạt hợp thành, còn ... là hạt hợp thành của ... kim loại.


Đáp án:

a) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên được gọi là hợp chất.

b) Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất.

c) Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

d) Hợp chất là những chất có phân tử gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau.

e) Hầu hết các chất có phân tử là hạt hợp thành, còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau: a. PVC (làm vải giả da) và da thật. b. Tơ tằm và tơ axetat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:

a. PVC (làm vải giả da) và da thật.

b. Tơ tằm và tơ axetat.


Đáp án:

a. Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật, còn lại là PVC

b. Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử khi cháy có mùi khét như tóc cháy là tơ tằm, còn lại là tơ axetat

Xem đáp án và giải thích
Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào để có dụng cụ thủy tinh sạch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào để có dụng cụ thủy tinh sạch?


Đáp án:

Để rửa được anilin thì cần dùng axit để pư xảy ra

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

→ Sau đó rửa bằng nước để C6H5NH3Cl ra khỏi dụng cụ mang theo anilin

Xem đáp án và giải thích
Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau: - Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 20oC. - Chén sứ nung có khối lượng 60,26g. - Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g. - Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g. Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20oC.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau:

- Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 20oC.

- Chén sứ nung có khối lượng 60,26g.

- Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g.

- Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g.

Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20oC.


Đáp án:

mdd = 86,26 – 60,26 = 26(g)

mct = 66,26 – 60,26 = 6 (g) ⇒ mH2O = 26 - 6 = 20g

Độ tan của muối ở 20°C là: S = (6.100)/20 = 30g

Vậy độ tan của muối ở 20°C là 30 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…