Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro đi qua oxit của kim loại N nung nóng. Oxit này bị khử cho kim loại N.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro đi qua oxit của kim loại N nung nóng. Oxit này bị khử cho kim loại N. Tìm M, N?


Đáp án:

Cặp kim loại kẽm và đồng (M là Zn, N là Cu)

Các phương trình hoá học :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

CuO + H2 to→ Cu + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxyl glyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là


Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?


Đáp án:

Sử dụng sơ đồ đường chéo tính được nNO = 0,02 mol và nNO2 = 0,02 mol

Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nNO2 → nCu = 0,04 mol

→ nCuO = 0,01

→ B chứa Cu(NO3)2 (0,05 mol)

Thêm vào B: nCu = 0,075 mol và nH2SO4 = 0,05 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,075   0,1      0,1                     → 0,025

→ V = 0,56 lít

Xem đáp án và giải thích
Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)3.

  • Câu B. Fe(NO3)2.

  • Câu C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

  • Câu D. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau: a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong. b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm. c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau:  

a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.  

b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm.  

c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.


Đáp án:

a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.

b) Tăng lượng oxi (có trong không khí) để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.

c) Giảm lượng oxi (có trong không khí) để hạn chế quá trình cháy.

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng chất tan có trong 500 ml dung dịch KNO3 2M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng chất tan có trong 500 ml dung dịch KNO3 2M


Đáp án:

Đổi 500 ml = 0,5 lít

Số mol chất tan có trong 500 ml KNO3 2M là:

nKNO3 = CM.V = 2.0,5 = 1 mol

Khối lượng KNO3 có trong dung dịch là:

mKNO3 = 1.101 = 101 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…