Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Số mol alanin nAla =1,91 (mol)
Trong 500 g protein A có 1,91 mol Ala.
→ 50000 g protein A có 191 mol Ala.
Số mắt xích Alanin : 191 . 6,023.1023 = 1146.1023.
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.
Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và và CH3COONa
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.
CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-
CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
- Cho nước brom vào các mẫu thử:
+ Xuất hiện kết tủa trắng là của C6H5NH2.
PT: C6H5NH2 + Br2 → C6H2(NH2)Br3 + 3HBr
+ Mất màu dung dịch Br2 là CH3-CHO.
CH3-CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
- Dùng Cu(OH)2 cho vào 2 mẫu thử còn lại
+ nhận biết được glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
+ Còn lại là: CH3-CH(NH2)-COOH
Để hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít H2(đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch X rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được bao nhiêu?
Ta có: nHCl hòa tan Fe = 2n H2 = 0,3 mol
nHCl hòa tan các oxit = 0,7 – 0,3 = 0,4 mol
Theo định luật bảo toàn điện tích ta có:
nO2-(oxit) = ½ n Cl- = 0,2 mol
⇒ mFe (trong X) = moxit – moxi = 20 – 0,2.16 = 16,8g
⇒ nFe = 0,3 mol
Bảo toàn nguyên tố ta có: nFe2O3 = ½ nFe = 0,15mol
⇒ mc/rắn = mFe2O3 = 0,15. 160 = 24g
Câu A. 7
Câu B. 8
Câu C. 5
Câu D. 6
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.
Có những khí sau: N2 , O2 ,Cl2 , CO , SO2.
Hãy cho biết:
a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần?
b) Những khí nào nặng hơn hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần?
a) Nhận xét: Trong số các khí thì khí hiđro là nhẹ nhất MH2 = 2g/mol vì vậy tất cả các khí đều nặng hơn khí hiđro. Ta có:
dN2/H2 = 28 : 2 = 14 lần.
dO2/H2 = 32 : 2 = 16 lần.
dCl2/H2 = 71 : 2 = 35,5 lần.
dCO/H2 = 28 : 2 = 14 lần.
dSO2/H2 = 64 : 2 = 32 lần.
b) dN2/kk = 28/29 ≈ 0,966 (Nitơ nhẹ hơn không khí và bằng 0,965 lần không khí)
dO2/kk = 32/29 ≈ 1,103 (Oxi nặng hơn không khí 1,103 lần)
dCl2/kk = 71/29 ≈ 2,448 (clo nặng hơn không khí 2,448 lần)
dCO/kk = 28/29 ≈ 0,966 (CO nhẹ hơn không khí và bằng 0,965 lần không khí)
dSO2/kk = 64/29 ≈ 2, 207 (SO2 nặng hơn không khí 2,207 lần)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB