Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì sao?


Đáp án:

Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:

Ta có H2CO3 có Ka 1 = 4,2 x 10-7; Ka 2 = 4,8 x 10-11; C6H5OH có Ka = 1,047 x 10-10

→ tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3-

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập biện luận công thức cấu tạo của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

B là este có CTPT C8H8O2, được điều chế từ axit và ancol tương ứng và không tham gia phản ứng tráng gương. CTPT của B là:


Đáp án:
  • Câu A. C6H5COOCH3

  • Câu B. HCOOC6H4CH3

  • Câu C. HCOOCH2C6H5

  • Câu D. CH3COOC6H5

Xem đáp án và giải thích
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc). a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.


Đáp án:

Số mol Cu là: nCu = 0,2 mol

Số mol NO là: nNO = 0,02 mol

Phương trình hóa học:

2Cu + O2 → 2CuO (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)

Gọi nCu phản ứng = x mol ⇒ nCu dư = 0,2 – x (mol)

Theo pt (3):

nCu = 1,5nNO = 0,03 mol

⇒ 0,2 – x = 0,03 ⇒ x = 0,17 mol

Theo pt: nCuO = nCu pư = x = 0,17 mol

nHNO3 = 2. nCuO + 4. nNO = 2. 0,17 + 4. 0,02 = 0,42 mol

VHNO3 = 0,42 : 0,5 = 0,84 lít

Xem đáp án và giải thích
Khí nitơ bị lẫn tạp chất là khí oxi. Hãy trình bày phương pháp hoá học để loại bỏ tạp chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí nitơ bị lẫn tạp chất là khí oxi. Hãy trình bày phương pháp hoá học để loại bỏ tạp chất?

 





Đáp án:

Cho khí nitơ có lẫn khí oxi đi qua P trắng: 

4P + 5O2 --> 2P2O5

Xem đáp án và giải thích
Cho 2 dung dịch A và B. Bung dịch A chứa Al2 (SO4)3, dung dịch B chứa KOH. Cho 150 ml hoặc 600 ml dung djch B vào 200 ml dung dịch A. Sau phan ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đối đều thu được 0,204 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2 dung dịch A và B. Bung dịch A chứa Al2 (SO4)3, dung dịch B chứa KOH. Cho 150 ml hoặc 600 ml dung djch B vào 200 ml dung dịch A. Sau phan ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đối đều thu được 0,204 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch A là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi nồng độ mol của Al2(SO4)3 và KOH lần lượt là a và b

Trường hợp 1:

150 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, KOH hết, Al2(SO4)3 dư

nOH-= 3nAl(OH)3 = 6nAl2O3

=> 0,15b = (6.0,204) : 102    => b = 0,08M

Trường hợp 2:

600ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, Al2(SO4)3 phản ứng hết tạo kết tủa, kết tủa này tan một phần trong KOH dư

nOH- = 4nAl3+ - nAl(OH)3

Hay: 8.0,2a – 2.2.10-3 0,048

a = 0,0325 M

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng. Hãy viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro. Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng. Hãy viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro. Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?


Đáp án:

- Phương trình hóa học có thể điều chế hiđro:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 ↑

Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

- Cả 4 phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…