Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?


Đáp án:

2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2

Số mol O2 là nO2 = 48 / 32 = 1,5(mol)

Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7= 2/3 x nO2 = 1(mol)

Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Tính lượng kết tủa cuối cùng thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Tính lượng kết tủa cuối cùng thu được


Đáp án:

CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2màu vàng + 2NaCl   (1)

0,2 →    0,4 mol

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3   (2)

0,2 mol →                            0,2 mol

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O   (3)

0,1 mol ←   0,1 mol

nNaOH (1) = 2. nCrCl2 = 2. 0,2 = 0,4 mol

nNaOH (3) = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

Theo (2): nCr(OH)3 = nCr(OH)2 = 0,2 mol

nCr(OH)3 còn lại sau phản ứng = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

mkết tủa = 0,1. 103 = 10,3 g

Xem đáp án và giải thích
Chất vừa tác dụng được HCl và AgNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:

Đáp án:
  • Câu A. CuO, Al, Mg.

  • Câu B. Zn, Cu, Fe.

  • Câu C. MgO, Na, Ba.

  • Câu D. Zn, Ni, Sn.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?


Đáp án:

Do bạc tác dụng với khí CO2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen. 4Ag + O2 + 2H2S 2Ag2S + 2H2O 

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A chứa đồng thời 3 cation là K+,Cu2+,Ag+(trong muối nitrat) có nồng độ lần lượt là 0,1 M, 0,2M và 0,3M. Lấy 3,25 g bột Zn cho vào200 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp kim loại M và dung dịch B có thể tích bằng dung dịch A đã dùng. Xác định nồng độ mol của các cation kim loại trong dung dịch B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A chứa đồng thời 3 cation là (trong muối nitrat) có nồng độ lần lượt là 0,1 M, 0,2M và 0,3M. Lấy 3,25 g bột Zn cho vào200 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp kim loại M và dung dịch B có thể tích bằng dung dịch A đã dùng. Xác định nồng độ mol của các cation kim loại trong dung dịch B.



Đáp án:

[Zn2+]=0,25M;

[Cu2+ dư]= 0,1 M.


Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…