Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X (là chất lỏng ở điều kiện thường) thu được CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ 2:1. Công thức phân tử của X có thể là công thức nào sau đây?
Câu A. C4H4
Câu B. C5H12
Câu C. C6H6 Đáp án đúng
Câu D. C2H2
- Đáp án C
- Khi đốt cháy X thu được CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ 2 : 1
⇒ X có số C bằng số H
Mà X là chất lỏng ở điều kiện thường nên X chỉ có thể là C6H6
Hãy giải thích vì sao.
a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2?
b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4?
a) Trong hợp chất OF2: oxi có 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử F, F có độ
âm điện 3,98 lớn hơn độ âm điện của oxi 3,44 vì vậy số oxi hóa của O là +2.
b) Trong hợp chất SO2: lưu huỳnh có 4 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử O, vì lưu huỳnh có độ âm điện 2,58 nhỏ hơn độ âm điện của oxi 3,44. Vì vậy, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là gì?
nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,18mol
nH2O > nCO2 ⇒ X là ankan; nankan = nH2O – nCO2 = 0,08
Gọi công thức trung bình của X là:
nCO2 = 0,1; nankan = 0,08 ⇒ ntb = 1,25 ⇒ 2 ankan là: CH4 và C2H6
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Tìm m?
Công thức thu gọn của X là CH2=CHCOONH3CH3
CH2=CHCOONH3CH3 (0,1) + NaOH → CH2=CHCOONa (0,1) + CH3NH2 + H2O
mrắn = 0,1.94 = 9,4 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít O2 thu được 1,12 lít CO2 (các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Công thức của 2 amin là:
Câu A. C2H5NH2, C3H7NH2
Câu B. C3H7NH2, C4H9NH2
Câu C. C4H9NH2, C5H11NH2
Câu D. CH3NH2, C2H5NH2
Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn
1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp
2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính
a. oxi hóa mạnh nhất?
b. oxi hóa yếu nhất ?
c. Khử mạnh nhất?
d. Khử yếu nhất?
1. Ag+ + e → Ag
Fe2+ + 2e → Fe
Zn2+ + 2e → Zn
2. Chất oxi hóa mạnh nhất : Ag+
Chất oxi háo yếu nhất : Zn2+
Chất khử mạnh nhất : Zn
Chất khử yếu nhất : Ag
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet