Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.


Đáp án:

Chất chỉ thị axit – bazơ : Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Màu của quỳ và phenolphtanein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

- pH ≤ 6: Quỳ hóa đỏ, phenolphtanein không màu.

- pH = 7: Quỳ không đổi màu, phenolphtanein không màu.

- 8 ≤ pH ≤ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenophtanein không màu.

- pH ≥ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenolphtanein hóa hồng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hấp thụ hết 0,3 mol khí CO2 vào 500ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Na2CO3 thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Hấp thụ hết 0,3 mol khí CO2 vào 500ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Na2CO3 thu được là

Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?


Đáp án:

Cao su buna-S có dạng [-CH2CH=CHCH2-CH2CH(C6H5)]n.

⇒ dù trùng hợp theo tỉ lệ nào thì Br2 chỉ cộng vào gốc butađien.

⇒ nbutađien = nBrom ≈ 0,022 mol ⇒ nstiren = (5,688 – 0,022 × 54) : 104 = 0,043 mol.

nbutađien : nstiren = 0,022 : 0,043 ≈ 1 : 2

Xem đáp án và giải thích
Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp: "... là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ..., còn ... mới sinh ra là ... Trong quá trình phản ứng ... giảm dần, ... tăng dần".
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp:

   "... là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ..., còn ... mới sinh ra là ... Trong quá trình phản ứng ... giảm dần, ... tăng dần".


Đáp án:

  Phản ứng hóa học; chất phản ứng (chất tham gia); chất; sản phẩm; lượng chất tham gia; lượng sản phẩm.

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân nhựa cây guta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76%H. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 2,43. Cứ 0,34 gam A phản ứng với brom dư thì cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan. a) Hãy xác định công thức phân tử của A. b) Các dữ kiện đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt phân nhựa cây guta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76%H. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 2,43. Cứ 0,34 gam A phản ứng với brom dư thì cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan.

a) Hãy xác định công thức phân tử của A.

b) Các dữ kiện đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao?


Đáp án:

a) Ta có MA = 2,43.28 = 68(g/mol)

Từ thành phần phần trăm khối lượng đã cho ta thấy A là hidrocacbon.

Đặt công thức tổng quát của A là CxHy

Ta có:  x:y = %C/12 : %H/1 = 5:8

Công thức đơn giản của A là (C5H8)n. Với MA = 68 ⇒ n = 1

Công thức phân tử của A là C5H8.

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mA + mBr2 = m(sản phẩm)⇒0,34 + mBr2 = 1,94 ⇒ m(Br2) = 1,6 (gam)

⇒ nBr2 = 0,01 mol

nA = 0,34/68= 0,005 mol

A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 0,005 : 0,01 = 1 : 2 ⇒ A là ankađien hoặc ankin.

Cho A tác dụng với H2 được isopetan ⇒ A là isopren hoặc isoprin

CTCT A: CH2=C(CH3)-CH=CH2 hoặc CH3-CH(CH3)-C≡CH

Các dữ kiện chưa đủ để xác định công thức cấu tạo chính xác của A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại.


Đáp án:

Gọi kim loại cần tìm là M, có hóa trị là n

Công thức muối clorua là MCln

Công thức muối nitrat là M(NO3)n. Có số mol là x

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

x(M + 71) = 14,25 và x(M + 124) - x(M + 71) = 7,95

=> x = 1,5 và M = 24

=> M: Mg

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

68 Game Bài
Loading…