Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)

Phần không tan là Fe và Cr

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)

Số mol H2 (1) nH2 (1)= 6,72 / 22,4 = 0,3(mol)

Số mol H2 (2), (3) là nH2 = 38,08 / 22,4 = 1,7(mol)

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al

Theo bài ra ta có hệ phương trình

56x + 52y + 27z = 100

x+y=1,7

3z/2 = 0,3

=> x=1,55 y=0,15 z=0,2.

Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :

%mFe = 1,55 x 56 / 100 x 100% = 86,8%

%mCr = 0,15 x 52 / 100 x 100% = 7,8%

%mAl = 0,2 x27 / 100 x 100% = 5,4%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng: – A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro. – C và D không phản ứng với dung dịch HCl. – B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A. – D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C. Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần). a) B, D, C, A b) D, A, B, C c) B, A, D, C d) A, B, C, D e) C, B, D, A
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:

– A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro.

– C và D không phản ứng với dung dịch HCl.

– B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.

– D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần).

a) B, D, C, A

b) D, A, B, C

c) B, A, D, C

d) A, B, C, D

e) C, B, D, A


Đáp án:

A, B tác dụng với HCl và C, D không phản ứng với HCl ⇒ A,B hoạt động mạnh hơn B, C

B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A ⇒ B hoạt động mạnh hơn A

D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C ⇒ D mạnh hơn C

⇒Sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: B, A, D, C

Phương án c đúng.

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học của Cr(OH)3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cr(OH)3 không phản ứng với ?

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch NH3

  • Câu B. Dung dịch H2SO4 loãng

  • Câu C. Dung dịch brom trong NaOH

  • Câu D. Dung dịch KOH dư.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon, len, tơ tằm ; không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon, len, tơ tằm ; không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên



Đáp án:

Nilon, len, tơ tằm đều có các nhóm CO - NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.

Nilon, len, tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt chúng bằng nước quá nóng, không là (ủi) quá nóng.




Xem đáp án và giải thích
các phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình hóa học sau: Al + SnO ----> ; (NH4)2CO3 ---t0---> ; H2O + CH3COOCHCH2 -------> ; KHSO4 + KHCO3 ----> ; AgNO3 + H2O + NH3 + C3H7CHO ----> ; CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH ----> ; KOH + CH3NH3HCO3 ----> ; C + ZnO ---> ; NaOH + HCOONH4 -----> ; Al2O3 + H2SO4 ----> ; BaO + CO ----> ; H2O + C6H5CH2Cl ----> ; Br2 + NaOH + NaCrO2 ----> ; Ba(OH)2 + (COONa)2 ----> ; CH3I + C2H5NH2 ----> ; Trong các phương trình hóa học trên, có bao nhiêu phương trình tạo ra chất khí?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 6

  • Câu C. 7

  • Câu D. 12

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?


Đáp án:

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl

    4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)

=>  Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…