Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức (phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác). Đốt cháy hoàn toàn X cần thể tích khí oxi bằng thể tích CO2 sinh ra ở cùng điều kiện. Lấy 13,2 gam X phản ứng hết với 200 ml dung dịch KOH 1,25M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng xấp xỉ bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức (phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác). Đốt cháy hoàn toàn X cần thể tích khí oxi bằng thể tích CO2 sinh ra ở cùng điều kiện. Lấy 13,2 gam X phản ứng hết với 200 ml dung dịch KOH 1,25M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng xấp xỉ bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức có công thức tổng quát CnH2n-2O4

CnH2n-2O4 + (1,5n-2,5)O2 -to→ nCO2 + (n-1)H2O

Có 1,5n - 2,5 = n → n = 5 → X có công thức C5H8O4

Để thuỷ phân X thu được hỗn hợp ancol → X phải có cấu tạo CH3OOC-COOC2H5

Có 2nX < nKOH = 0,25 mol → chứng tỏ chất rắn khan có KOOC-COOK: 0,1 mol và KOH dư: 0,05 mol

→ m = mKOOC-COOK + mKOH = 0,1.166 + 0,05.56 = 19,4 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch nào?


Đáp án:

Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.

PTHH:

ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Xem đáp án và giải thích
Trung hòa hoàn toàn 9,62 gam một amin bậc 1 bằng dung dịch HCl thu được 19,11g muối. Amin có công thức là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trung hòa hoàn toàn 9,62 gam một amin bậc 1 bằng dung dịch HCl thu được 19,11g muối. Amin có công thức là gì?


Đáp án:

Gọi amin là R(NH2)x ⇒ Muối là R(NH3Cl)x

Tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (19,11 – 9,62)/36,5 = 0,26 mol

⇒ namin = 0,26/x (mol)

⇒ Mamin = 9,62/namin = 37x ⇒ x = 2; M = 74 (H2N­C3H6­NH2)

Xem đáp án và giải thích
Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.


Đáp án:

Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3

    M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2 O

    M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2 O

    Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:

    1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.

    35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)

    ⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4(gam)

Xem đáp án và giải thích
a) Viết phương tình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng: Na → Na+ ; Cl → Cl- Mg → Mg2+; S → S2- Al → Al3+; O → O2- b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết phương tình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:

Na → Na+ ; Cl → Cl-

Mg → Mg2+; S → S2-

Al → Al3+; O → O2-

b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.


Đáp án:

a) Na → Na+ + 1e; Cl + 1e → Cl-

Mg → Mg2+ + 2e; S + 2e → S2-

Al → Al3+ + 3e; O +2e → O2-

b) Cấu hình electron của các nguyên tử và các ion:

11Na : 1s22s22p63s1; Na+: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

 

17Cl : 1s22s22p63s23p5; Cl-: 1s22s22p63s23p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

12Mg: 1s22s22p63s2; Mg2+: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

16S : 1s22s22p63s23p4; S2-: 1s22s22p63s23p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

13Al : 1s22s22p63s23p1; Al3+: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

8O : 1s22s22p4; O2-: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

Xem đáp án và giải thích
Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hòa tan hết hỗn hợp trên cần vừa đủ 0,2 mol HCl. Kim loại R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hòa tan hết hỗn hợp trên cần vừa đủ 0,2 mol HCl. Kim loại R là kim loại gì?


Đáp án:

R2O (x mol); R2CO3 (y mol)

⇒ (2R + 16).x + (2R + 60).y = 11,6 (1)

nHCl = 2nR2O + 2nR2CO3 = 0,2 ⇒ x + y = 0,1 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ 2R + 16 < 11,6/0,1 < 2R + 60

⇒ 28 < R < 50 ⇒ R = 39 (Kali)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…